Ngày Nhân Quyền tại Ingolstadt
Chủ nhật 07.12.2014 vừa qua, Thành phố Ingolstadt
Bayern đã phối hợp với chi nhánh hội Ân Xá quốc tế (AI) tại địa phương tổ chức
một „Ngày cho Nhân Quyền“ tại nhà hát thành phố với sự tham dự đông đủ của các
quan khách và các vị thuộc cơ quan công
quyền thành phố: Đương kim thị trưởng (Dr. Christa Lösel CSU), cựu thị trưởng,
các vị dân biểu tiểu bang, hội đồng cố vấn thành phố, đại diện các hãng xưởng,
báo chí, truyền thông… Ngoài ra đặc biệt năm nay, vị diễn giả chính là bà Dr.
Auma Obama (em gái tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obma) đã mang đến sự trông chờ, kỳ
vọng của đa số khán giả tham dự mà số
người ước lượng lên tới khoảng hơn 400 người.
Như thường lệ hàng năm, lần này Dr. Nguyễn Tiến Thành (Dr. Thanh Nguyen-Brem), một cư dân tại
Manching cũng đã dựng một quầy thông tin về thời sự, tình hình nhân quyền tại
Việt Nam. Dr. Dương Hồng Ân từ Stuttgart và một số người ở München cũng đã đến
tham dự để yểm trợ. Dr. Thành đã cùng với
chị phụ trách hướng dẫn, giải thích chi tiết cho các quan khách lưu tâm những
hình ảnh và tin tức về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay ra sao. Ông
cũng giải thích, đây là cơ hội chúng ta cần thực hiện những những quầy thông
tin như vậy để phổ biến rộng rãi, giải thích, hướng dẫn cho khách Đức và ngoại
quốc, những người Âu châu có thể hiểu biết hơn về đất nước, con người và thực
trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. „Sự
thật bao giờ cũng quý giá và cần được phổ biến, thông tin sâu rộng đến mọi người,
hơn là những sự thật xấu xa, giả dối và che đậy mà nhà cầm quyền VN vẫn thường lớn
tiếng tuyên truyền.“
Dr.
Dương Hồng Ân đã thêm vào: „ Ngày trước, một số lớn các anh em du sinh của Nam Việt Nam cũng như dư
luận công chúng và truyền thông Tây phương đã quá tin vào lời tuyên truyền xảo
trá của cs Việt Nam, đến nỗi chúng ta đã bị mất nước, mất tự do và phải chịu đựng
cuộc sống lưu vong như ngày hôm nay!“.
Bài diễn giảng của bà Dr. Auma Obama (bằng tiếng Đức
thật lưu loát, thông minh và khéo léo) đã đề cập chi tiết đến những vấn nạn quốc
tế nan giải hiện nay như nhân quyền, tỵ nạn chiến tranh hoặc chính trị, sự viện
trợ phát triển tại các quốc gia nghèo kém… đã có tính thuyết phục hùng hồn
và mở rộng tầm nhìn cho mọi người thấy
rõ hơn mọi góc cạnh tốt xấu, của sự việc bằng ánh mắt, con tim và đầu óc của một
người dân bản xứ Phi châu (bà vốn xuất thân tại Kenia).
„Quý vị có thể chấp nhận được không, một người Tây phương qua
việc đi du lịch vài ba tuần hoặc sống vài ba tháng tại 1 xứ sở nào đó tại Phi
châu; Khi trở về lại được xem là „chuyên gia (Experte) về Phi châu“ được mời cố
vấn các dự án giúp ích phát triển hàng bao nhiêu triệu đô la và mọi lời nói của
ông hoặc bà ta được đánh giá cao hơn rất nhiều so với ý kiến của những người có
học, sinh ra và lớn lên tại chính quê hương Phi châu và đang ôm ấp hoài bão xây
dựng, phát triển xứ sở ?“
„Tiền bạc viện trợ (Spende) cho Phi châu là cần thiết, nhưng diều
chúng tôi cần hơn nữa, chính là những người bạn đồng hành (Partner) để có thể
làm việc chung với nhau một cách bình đẳng (in gleicher Augenhöhe), tìm ra những
giải pháp thích hợp nhất để giúp và người
Phi châu sau đó có thể tự mình tiếp tục phát triển theo phương cách của riêng
mình…“
Buổi thông tin, thuyết giảng về nhân quyền khô khan
đã được làm tươi mát và khiến quan khách thích thú qua chương trình âm nhạc kèm
theo của 1 ban nhạc sống động với những bài hát bằng tiếng Sinti-Roma (xứ sở Lỗ
ma Ni ).
Trước khi chia tay, Dr. Nguyễn Tiến Thành có hứa hẹn
rằng sang năm, vào dịp tháng Tư Đen, ông sẽ cố vận động với chi nhánh hiệp hội
Ân Xá Ingolstadt để tổ chức một buổi thông tin về Việt Nam.
Một việc làm quý! Cộng Đồng tại München sẽ yểm trợ
cho ông!
Người
Munich (12.2014)