Thông cáo Hoa Kỳ-Thái Lan về Biển Đông
BBC
Image copyright bbc Image caption Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel
Các viên chức
ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ và Thái Lan vừa có vòng đối thoại chiến lược lần thứ
5 hôm thứ Tư 16/12 tại Bangkok.
Quan hệ hai bên gần đây khá
căng thẳng sau vụ đảo chính năm 2015 đưa phe quân sự lên nắm quyền ở Thái Lan,
mặc dù Bangkok vẫn là đồng minh truyền thống và lâu năm của Washington.
Vòng đối thoại lần này do Bí
thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Apichart Chinwanno và Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ chuyên trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đồng chủ
trì.
Thông cáo chung ra sau cuộc
họp cho hay hai bên đã "thảo luận một cách toàn diện các vấn đề liên quan
Đông Nam Á và cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Điểm đặc biệt là tuy Thái
Lan không phải quốc gia có yêu sách chủ quyền hay trực tiếp tham gia tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông, bản thông cáo đặt chủ đề Biển Đông lên vị trí khá cao,
chứng tỏ quan tâm của Mỹ và khu vực.
"Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc giữ hòa bình và ổn
định, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, quyền tự do đi lại trên biển cũng
như trên không ở Biển Đông."
Thông cáo viết tiếp: "Hai phái đoàn ghi nhận nhu cầu tránh quân
sự hóa tại các khu vực tranh chấp".
"Hai bên cũng tái khẳng định sự ủng hộ của mình
cho các nỗ lực của Asean và Trung Hoa cộng sản nhằm thực hiện đầy đủ và có
hiệu quả Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đồng thời phấn
đấu đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC)."
Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo
và đã tổ chức tuần tra với mục đích được nói là bảo đảm tự do đi lại trong các
vùng biển quốc tế.
Australia, một đồng minh khác của Mỹ, cũng bay tuần tra trên Biển Đông với
cùng mục đích.
Trong cuộc đối thoại, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel thông báo Tổng
thống Barack Obama sẽ chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt Asean-Hoa
Kỳ với sự tham gia của lãnh đạo cả 10 nước Asean vào đầu năm tới.
RFA
Bộ Trưởng Quốc Phòng Australia Marise
Payne, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Úc Đại Lợi sẽ không vì áp lực từ phía Trung cộng mà ngưng những
phi vụ giám sát trên Biển Đông đang có tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với
các nước trong khu vực. Đó
là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne với báo chí ngày 17.12.2015.
Được biết trước đó, hôm thứ Ba, bộ trưởng quốc phòng Marise Payne cho hay
một trong những chiếc phi cơ của Australia đang thực hiện phi vụ tuần tra trên
Biển Đông, nơi mà vị chỉ huy hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương từng khuyến cáo về
khả năng một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung cộng, ông Hồng Lỗi, cho rằng những
chuyến bay của phi cơ Úc trên Biển Đông hồi gần đây đã khiến tình hình trở nên
phức tạp hơn. Ngày 16.12, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Hoa đã
ngầm cảnh cáo là quân đội nước này có thể trả đũa, nếu phía Úc tiếp tục thực hiện
các chuyến bay tuần tra ở Biển Đông.
Viên chức đứng đầu ngành quốc phòng Úc nói rằng những phi vụ tuần
tra trên Biển Đông là nhiệm vụ thường xuyên mà Canberra phải thực hiện nhằm bảo
đảm cho sự ổn định và an ninh trên vùng biển này.
Ngày 15.12 vừa qua, Bộ Quốc phòng Úc xác nhận là một phi cơ của
không quân nước này đã bay tuần tra bên trên Biển Đông từ ngày 25.11 đến 04.12,
để bảo đảm « tự do lưu
thông » trên không, gây phản
ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh.
Về phần Phi Luật Tân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này ngày
17.12 đã hoan nghênh các chuyến bay tuần tra của Úc bên trên các đảo tranh chấp
ở Biển Đông. Đối với phát ngôn viên này, phi cơ của Úc đã bay trên không phận
quốc tế và đã hành xử quyền tự do lưu thông trên không, một nguyên tắc mà
Manila « hoàn toàn ủng hộ ».