LỜI
KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG VÌ MÔI TRƯỜNG
Thời gian: 09h00 ngày
1/5/2016.
Địa
điểm:
Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền.
Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1
Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền.
Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1
Tại
các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong
tay và một tài khoản facebook.
Chủ
đề: Vì môi trường trong sạch.
Kính thưa đồng bào,
Hà Nội mới phát hiện thủy ngân (một chất cực độc) có trong không khí. Biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Huế cá tôm đang chết, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn đang bị lấp. Đồng Bằng Sông Cửu Long đang ngập mặn, Tây Nguyên đang khát cháy…
Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với
nhiều thảm họa về môi trường đến như thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi
trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất
là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi trường sống của mình.
Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền
được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”
Trước thảm họa môi trường tại miền Trung gần đây, chúng ta phải có nghĩa vụ lên tiếng.
Trước thảm họa môi trường tại miền Trung gần đây, chúng ta phải có nghĩa vụ lên tiếng.
Cả nước hãy cùng xuống đường vào ngày giờ nói trên
với những thông điệp về môi trường (như một số gợi ý dưới đây) để cùng nhau
hướng về đồng bào miền Trung, cùng nhau vì một môi trường trong sạch.
Đồng ý xuống đường, đồng ý với nội dung này, đồng
bào vui lòng góp tay chia sẻ và mời gọi bạn bè mình cùng tham gia, cùng nhau,
vì một môi trường trong sạch.
Kêu
gọi ‘xuống đường vì môi trường’
Image copyright AFP Mạng
xã hội lan truyền kêu gọi ‘xuống đường vì môi trường’ tại Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh hôm 1/5 sau vụ cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh.
Một nhà hoạt động cho BBC biết hôm 27/4 là sự
kiện này do “anh em chung cùng lên tiếng, chứ không đứng tên hội nhóm hay cá nhân
nào”.
Thư ngỏ kêu gọi “mọi người tập hợp vào 9:00 sáng ngày 1/5 tại Nhà hát lớn (1
Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, quận 1, Sài Gòn)”.
Ngoài ra, “mọi người ở bất cứ nơi nào có thể biểu thị với một biểu ngữ
trong tay và một tài khoản Facebook”.
Image caption Một cuộc xuống đường phản đối
việc chặt cây tại Hà Nội
“Chưa
khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến như
thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi
khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi
người dân đến môi trường sống của mình”,
thư ngỏ viết.
Các khẩu hiệu được gợi ý trong sự kiện này
là: “Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống”, “Hãy cứu lấy môi trường
sống”...
‘Môi trường và thể chế’
Hôm 27/4, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Hoàng
Đức Minh, Giám đốc tổ chức Hành động vì Tương lai (Action4Future) nói: “Tôi nghĩ sự kiện này là cần thiết để có thêm
nhiều người dân bày tỏ sự quan tâm đến môi trường. Bây giờ là lúc người ta nhận
ra vấn đề môi trường có liên quan tương đối đến chính trị và thể chế”.
“Đơn cử
như trong vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung được cho là có liên quan
đến công ty Formosa, người ta phải đặt vấn đề về việc cấp phép cũng như công
tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng. Khi vụ cá chết xảy ra, điều
khiến dư luận chưa an tâm là phản ứng của chính phủ quá chậm”, ông Minh cho
hay.
Nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng việc chính
quyền có làm khó những người tham gia sự kiện hôm 1/5 hay không còn tùy vào
những biểu ngữ mà họ đưa ra.
Image copyright facebook Image caption Nhiều bạn trẻ tham gia các sự
kiện tuần hành tại Hà Nội như một cách lên tiếng trước những vấn đề xã hội
“Những biểu ngữ khó khả thi như đòi ‘đa đảng’
hoặc ‘từ chức’ sẽ khó nhận được sự đồng thuận của chính quyền trong một sự kiện
môi trường. Thay vào đó nên là những biểu ngữ yêu cầu đòi thanh tra, trợ giúp
những ngư dân trong vùng bị ảnh hưởng”, ông Minh nói thêm.
Từ góc độ khác, hôm 27/4, bà Nguyễn Hoàng
Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói với BBC “Điều quan trọng bây giờ là tìm ra bằng chứng để biết ai hoặc tổ chức nào
chịu trách nhiệm gây cá chết, và cơ quan chức năng quản trị khủng hoảng. Còn
bây giờ mọi người rủ nhau đi tuần hành là để phản đối ai. Trong vấn đề này,
theo tôi, chính phủ chưa hẳn là người có lỗi”.
Trước đó, bà viết trên mạng xã hội: “Đám đông sáng suốt vì không chỉ Formosa, mọi
nhà máy đều xả thải ra biển. Formosa là của Đài Loan, cứ cho là có sử dụng lao
động Tàu thì cũng không có bằng chứng là họ chủ tâm phá hoại Việt Nam vì Đài
Loan và Trung cộng được cho là không ưa nhau. Nên nhớ số lao động Việt Nam ở
Trung cộng, Đài Loan nhiều hơn lao động nước ngoài ở Vũng Áng nhiều, đừng gây
hấn vì kẻ yếu hơn chắc chắn thiệt hơn”.
“Vụ bạo loạn 2014 đã làm Việt Nam thua thiệt
quá nhiều, mọi người rút kinh nghiệm đi”.
Tin BBC
Phản ứng của người dân trước vấn nạn ô nhiễm môi
trường
Lời
kêu gọi bảo vệ môi trường đang được mọi người tham gia rộng rãi. Citizen photo
Ngày 27/4/2016, trên mạng xã hội đã lan
truyền một lời kêu gọi xuống đường vì môi trường vào ngày 1 tháng 5 tới tại các
thành phố và tỉnh thành của Việt Nam.
Những người kêu gọi xuống đường nêu lên tình
trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội do phát hiện thủy ngân mới đây, nạn cá tôm
chết ở biển miền Trung, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và hạn
hán ở Tây Nguyên.
Bức thư có đoạn viết ‘chưa khi nào Việt Nam
phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến thế. Vì nhiều lý do
như: đánh đổi môi trường cho phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… và nguyên
nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi
trường sống của mình’.
Lời kêu gọi cũng gợi ý những khẩu hiệu mà
người biểu tình mang theo như ngoài khơi tàu lạ tấn công gần bờ cá chết sao
không đoái hoài, yêu cầu minh bạch việc sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường,
yêu cầu chính phủ công khai trách nhiệm với nhân dân vụ Formosa.
Trong khi đó, hôm qua những người quan tâm
đến vấn nạn ô nhiễm môi trường ở biển miền Trung đã ký vào một thỉnh nguyện thư
gửi Tòa Bạch Ốc đề nghị chính phủ Mỹ giúp cung cấp cho Việt Nam những đánh giá
môi trường độc lập đối với nhà máy thép của Formosa.
Thỉnh nguyện thư cũng đề nghị Tổng thống
Obama nêu vấn đề này đối với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam vào
tháng 5 tới.
Hiện tại, bức thỉnh nguyện thư đã nhận được
hơn 50.000 chữ ký. Bản thỉnh nguyện thư cần nhận được ít nhất 100.000 chữ ký chậm
nhất là vào ngày 26 tháng năm tới để có thể nhận được hồi đáp từ nhà Trắng.
Cũng vào ngày hôm qua 26 tháng 4, một nhóm
các luật sư tại Việt Nam và luật sư tham gia liên danh phục vụ Công lý đã gửi
một bức thư ngỏ tới Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết họ sẵn sàng hỗ
trợ miễn phí giúp ngư dân các tỉnh miền Trung thu thập chứng cứ và chuẩn bị
hành trình pháp lý. Các luật sư cũng đề nghị Formosa công khai minh bạch thông
tin trước dư luận cho rằng công ty này đã xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Thư ngỏ đề nghị những luật sư trong cả nước,
đặc biệt là các luật sư ở các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề như Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tình nguyện hướng dẫn ngư dân thu nhập chứng
cứ và thiệt hại cùng những trợ giúp pháp lý khác có liên quan.
Thư ngỏ yêu cầu liên đoàn luật sư Việt Nam
sớm có văn bản gửi 4 đoàn luật sư và các luật sư trong cả nước đề nghị trợ giúp
pháp lý cho các ngư dân.
Luật sư Trần Vũ Hải thuộc văn phòng luật sư
Trần Vũ Hải, đại diện cho các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư tham gia
Liên danh phục vụ Công lý cho báo giới biết các luật sư cũng đề nghị Bộ
Công An điều tra thảm họa, cân nhắc khởi tố vụ án hình sự về những hành vi gây
ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo các điều 182 và 188 Bộ
luật hình sự.
Tin RFA