Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Miền Nam Việt
Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ
được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà
văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành
sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ
qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đích gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội
song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa
làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các
trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
Trong bối cảnh tự
do trăm hoa đua nở đó, tổ chức Văn Bút là một Hội duy nhất được dành cho giới cầm
bút, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, các soạn giả, kịch tác gia, các chủ bút và
ký giả báo chí cùng các nhà khảo cứu, bình luận gia về mọi ngành thuộc về văn học
nghệ thuật.
Được chính thức
thành lập từ tháng 10 năm 1957 qua Nghị định số 111-BNV/NA/P5 của Bộ Nội Vụ
VNCH, Hội đã liên tục hoạt động không ngưng nghỉ cho tới tháng 4-1975. Trải gần
20 năm ròng rã ấy, đã có biết bao nhiêu sinh hoạt của Hội đóng góp vào công cuộc
xây dựng và vun trồng nền văn hóa của Miền Nam Việt Nam mà nếu có thể ghi chép
lại thì cũng gom được thành một tài liệu văn học hữu ích cho các thế hệ sau .
Nhưng tiếc thay,
cuộc phần thư năm 1975 do nhà cầm quyền CS tiến hành đã thiêu hủy biết bao
nhiêu là tài liệu, sách báo quý giá kể cả những tài liệu liên quan đến Văn Bút
VN.
Rồi thời gian
qua đi, các vị làm văn hóa lão thành vốn đã từng tạo dựng nên hội Văn Bút và nắm
giữ nhiều kỷ niệm quý giá về Hội này thì hầu hết đã quy tiên cả như Nhất Linh,
Đỗ Đức Thu, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Đào Đăng Vỹ, Vương Hồng
Sển, Tam Lang Vũ đình Chí, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, LM. Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền…v..v..
Cho nên nếu dù ai có quan tâm cách mấy về việc viết lại các sinh hoạt của hội
Văn Bút thì cũng thẩy đều gần như bó tay vì số lượng tài liệu còn tìm thấy được
lại quá ít ỏi.
Tuy nhiên một tổ
chức văn hóa như thế mà không có tài liệu nào viết về nó dù chỉ là một cách
tương đối thì cũng thật là đáng tiếc. Vì vậy, nhân danh một Hội viên thuộc thế
hệ hậu sinh, đã có dịp gặp gỡ và làm việc chung với nhiều bậc tiền bối như Vi
Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Đào Đăng Vỹ, Hồ Hữu Tường , LM. Thanh Lãng……tôi tự
thấy có bổn phận phải gom góp tài liệu dù rất ít ỏi để viết về những sinh hoạt
của Văn Bút kể từ Nhóm Bút Việt cho đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam qua cả một
chặng đường dài từ 1957 cho đến 1975.
Những dữ kiện về
Văn Bút trong cuốn này sẽ mặc nhiên phủ chính lại một vài dữ kiện khác biệt đã
có trong những bài viết trước đây của tôi về Văn Bút vì lý do khi đó tôi chưa
có đủ tài liệu để đối chiếu.
Dù đã hết sức cố
gắng nhưng lực bất tòng tâm, tôi vẫn hy vọng sau này sẽ có nhiều cây bút khác với
sự kiên nhẫn tìm tòi và nghiên cứu kỹ lưỡng tại các thư viện trong và ngoài nước
hẳn sẽ có thể viết lại lịch sử Văn Bút một cách đầy đủ hơn và như thế sẽ còn bổ
sung hay phủ chính lại những sai sót nếu có của tôi trong cuốn tài liệu nhỏ bé
này. Và đó là điều tôi hết lòng mong mỏi.
Garden
Grove, California ngày 6-7-2016
NHẬT TIẾN
NHẬT TIẾN
CHƯƠNG
I Tiến trình Thành Lập và Nội Quy
A.
Tiến trình Thành Lập
Sau một thời
gian tìm hiểu về Hội Văn Bút Quốc Tế (P.E.N International), ngày 17-8-1957, một số văn nghệ sĩ lão thành ở Sài Gòn đã
quyết định thành lập một tổ chức có tên là “Nhóm Bút Việt”.
Họ bao gồm 19
nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên khảo, kịch tác gia và cả họa sĩ mà danh
tính theo tờ Thế Giới Tự Do Tập VII, số 9, năm 1957 thì như sau: Đỗ Đức
Thu, Vương Hồng Sển, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Lê văn Siêu, Bùi Xuân Uyên,
Lê Ngọc Trụ, Phạm Việt Tuyền, Như Phong Lê văn Tiến, Tchya Đái Đức Tuấn, Thạch Trung
Giả, Triều Đẩu, Xuân Nhã, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, Mai Xuyên, Hiếu Chân Nguyễn
Hoạt, Phạm Tăng, Thuần Phong, Hoàng Đình Lượng.
Khi thành lập,
Nhóm Bút Việt tuyên bố :
“ Nhóm
không phải là một tổ chức có hệ thống chặt chẽ, có chủ trương cương lĩnh hoặc
đường lối nhất định nào hết. Nó không phải là một văn đoàn, văn phái. Cũng
không phải là một hội ái hữu. Bút Việt chỉ là một câu
lạc bộ của các nhà cầm bút muốn gặp nhau để trao đổi ý kiến về sáng tác, về
công phu tìm hiểu cũng như công phu giới thiệu”.
(In trong kỷ yếu mà sau này Văn Hóa Ngày Nay Tập I của Nhất Linh có in lại)
Như vậy trong buổi
khởi đầu, Nhóm Bút Việt đã hình thành trong một ý niệm hết sức rộng rãi và tự
do. Các thành viên của Bút Việt sinh hoạt như một Câu lạc bộ.
Điều đáng chú ý
là theo danh sách ở trên, ta không thấy có tên nhà văn Nhất Linh, một tên tuổi
lão thành mà nhiều người vẫn thường nghĩ ông là một trong những vị đứng ra sáng
lập tổ chức Văn Bút.
Tuy nhiên nếu so
sánh ngày tháng và nơi cư trú của Nhất Linh vào thời điểm ấy thì ta thấy :
– Ông từ Hương Cảng
trở về Hà Nội khoảng cuối năm 1950
(theo quý nam của ông là Nguyễn Tường Thiết ghi lại trong bài Nhất Linh, Cha tôi.)
(theo quý nam của ông là Nguyễn Tường Thiết ghi lại trong bài Nhất Linh, Cha tôi.)
– Đầu tháng 4
năm 1951, ông dời Hà Nội vào Nam.
– Năm 1954, khoảng
tháng 7, ông qua Pháp để chữa bệnh. Thời gian này gia đình ông cũng di cư vào
Nam sau Hiệp định Genève, và cư ngụ ở khu chợ An Đông, Sài Gòn.
– Năm 1955, ông
lên Đà Lạt với quyết định ở luôn trên ấy.
– Năm 1957 ông
mua một lô đất ở ven quốc lộ 20 Sài Gòn – Đà Lạt, ở phía nam của làng Fim-Nôm và
dự tính xây một căn nhà cho chính ông. Thời gian này ông sáng tác tác phẩm Xóm
Cầu Mới.
– Năm 1958, sau
một cơn bão ở Đà Lạt phá sập nguyên căn nhà mà ông đang cư ngụ nên ông đã dời về
Sài Gòn để từ đó bắt đầu chuẩn bị cho tờ Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay với số đầu
ra mắt vào ngày 17-6-1958, một ngày mà theo nhà báo Hiếu Chân thì ông đã cố ý lựa
chọn vì 17-6-1930 là ngày liệt sĩ Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị Thực dân
Pháp đưa lên đoạn đầu đài xử trảm tại Yên Bái.
Như thế, khi các
văn nghệ sĩ chủ chốt chuẩn bị thành lập Nhóm Bút Việt từ năm 1957, thì nhà văn
Nhất Linh đã không có mặt ở Sài Gòn để tham gia. Mãi tới tháng 12-1957, Nhóm mới
mời ông làm Cố vấn và Hội viên Danh dự. Và tới niên khóa 1961-1962 thì ông được
bầu làm Chủ tịch Văn Bút với hai vị Phó Chủ tịch là LM. Thanh Lãng và Vi Huyền
Đắc.
***
Trở lại từ năm
1957, các văn nghệ sĩ đã nêu trong danh sách kể trên không chỉ ngừng lại ở ý niệm
một Câu Lạc Bộ cầm bút mà còn muốn đi xa hơn, tức nhắm vào mục đích xin gia nhập
tổ chức Văn Bút Quốc Tế để mở rộng tầm mức sinh hoạt hơn. Bởi vì trong bối cảnh
của một đất nước vừa bị chia đôi sau Hiệp Định Genève 20-7-1954 và trước một cuộc
sống đầy dẫy những vấn đề của công cuộc hình thành một miền Nam Tự Do đối đầu với
miền Bắc Cộng Sản, hẳn nhiều nhà làm văn hóa trong số các vị kể trên cũng đã
thao thức với thời cuộc về những bổn phận và trách nhiệm của mình. Họ đã nghĩ tới
việc tiếp cận Tổ chức Văn Bút Quốc Tế để mong tiến tới một tổ chức qui tụ các
người cầm bút ở ngay trong nước. Họ đã gặp gỡ, bàn thảo công việc chuẩn bị, kể
cả những lần tiếp xúc với các văn gia quốc tế đặc biệt là với ông David Carver,
Tổng Thư Ký Hội Văn Bút Quốc Tế hồi đó để thăm dò hoặc tham khảo ý kiến về việc
thành lập một chi nhánh Văn Bút Quốc Tế tại VN.
Tổ chức
Văn Bút Quốc Tế vốn đã được thành lập
từ năm 1921 ở Anh Quốc. Tổ chức này lấy tên là P.E.N International bao gồm các Nhà thơ (Poets), Kịch tác
gia (Playwright), Bình luận gia (Essayist), Chủ bút và ký giả (Editors),
Tiểu thuyết gia (Novelist).
Theo Hiến chương của tổ chức này thì :
* Các thành
viên của PEN phải luôn luôn sử dụng những ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, xua tan những hận thù chủng tộc,
giai cấp, hận thù quốc gia và đấu tranh cho lý tưởng một nhân loại sống trong hòa
bình trên thế giới.
* PEN ủng hộ nguyên tắc tự do truyền bá tư tưởng trong mỗi quốc gia và trong mọi dân tộc. Các thành viên của PEN tự cam kết phản đối mọi hình thức đàn áp tự do ngôn luận trong nước hay trong cộng đồng của mình.
* PEN tuyên bố tán thành một nền báo chí tự do và phản đối việc kiểm duyệt độc đoán trong thời bình.
* PEN tin rằng sự tiến bộ của thế giới hướng tới một trật tự chính trị và kinh tế có tổ chức cao hơn sẽ làm cho việc tự do phê bình chính phủ, chính quyền, và các tổ chức là điều rất quan trọng. Và vì sự tự do có bao hàm ý nghĩa hạn chế tự nguyện, nên các hội viên PEN tự cam kết chống lại các tệ nạn như : xuyên tạc ý nghĩa của tự do xuất bản báo chí, cố ý lừa dối, và bóp méo các sự kiện nhằm những mục đích chính trị và cá nhân…
Khi nhận thấy tình hình đã có nhiều thuận lợi, Nhóm đã quyết định mở phiên họp chính thức vào ngày 17-8-1957 kể trên để quyết định lập Ban Vận Động và xúc tiến các thủ tục hành chính. Danh sách Ban Vận Động gồm có :
* PEN ủng hộ nguyên tắc tự do truyền bá tư tưởng trong mỗi quốc gia và trong mọi dân tộc. Các thành viên của PEN tự cam kết phản đối mọi hình thức đàn áp tự do ngôn luận trong nước hay trong cộng đồng của mình.
* PEN tuyên bố tán thành một nền báo chí tự do và phản đối việc kiểm duyệt độc đoán trong thời bình.
* PEN tin rằng sự tiến bộ của thế giới hướng tới một trật tự chính trị và kinh tế có tổ chức cao hơn sẽ làm cho việc tự do phê bình chính phủ, chính quyền, và các tổ chức là điều rất quan trọng. Và vì sự tự do có bao hàm ý nghĩa hạn chế tự nguyện, nên các hội viên PEN tự cam kết chống lại các tệ nạn như : xuyên tạc ý nghĩa của tự do xuất bản báo chí, cố ý lừa dối, và bóp méo các sự kiện nhằm những mục đích chính trị và cá nhân…
Khi nhận thấy tình hình đã có nhiều thuận lợi, Nhóm đã quyết định mở phiên họp chính thức vào ngày 17-8-1957 kể trên để quyết định lập Ban Vận Động và xúc tiến các thủ tục hành chính. Danh sách Ban Vận Động gồm có :
Chủ tịch : Đỗ Đức Thu.
Phó Chủ tịch : Vương Hồng Sển, Tchya Đái Đức Tuấn.
Tổng Thư Ký : Hiếu Chân Nguyễn Hoạt.
Cố vấn : Vũ Hoàng Chương, Lê văn Siêu, Bùi Xuân Uyên, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội.
Phó Chủ tịch : Vương Hồng Sển, Tchya Đái Đức Tuấn.
Tổng Thư Ký : Hiếu Chân Nguyễn Hoạt.
Cố vấn : Vũ Hoàng Chương, Lê văn Siêu, Bùi Xuân Uyên, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội.
Vì đã có sự vận
động với quốc tế từ trước, nên Ban Vận Động Bút Việt
đã được mời tham dự ngay Đại Hội Văn Bút Quốc Tế lần thứ 29 họp tại Đông Kinh,
Nhật Bản, từ ngày 1 đến 9 tháng 9-1957.
Phái đoàn Việt
Nam gồm có Đỗ Đức Thu, Đái Đức Tuấn, Phạm Việt Tuyền, Hoàng Định Lượng và Hiếu
Chân Nguyễn Hoạt. Tham dự Hội nghị này có 350 nhà văn, nhà thơ, ký giả đại diện
cho 27 quốc gia trên thế giới. Số người của riêngVăn Bút Nhật Bản tới dự cũng
đông gần con số 350.
Trong
phiên họp ngày 2 tháng 9 năm 1957 tại Đông Kinh, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế đã
chính thức thu nhận hai Hội viên mới: Nhóm Bút Việt của Việt Nam Cộng Hòa và
Nhóm Văn Bút của Băng Đảo (Cộng
Hòa Iceland). Như thế, tổng số hội viên của Văn Bút Quốc Tế là 50 Hội viên tính
tới tháng 9-1957.
Khi ở Đông Kinh
về, các đại biểu đã triệu tập một phiên họp vào cuối tháng 10-1957 để tường
trình công việc.
Qua tháng
11-1957, tại trụ sở tạm thời của Nhóm ở số 69 đường Cao Thắng Sài Gòn, Ban Vận
Động từ chức vì xong nhiệm vụ. Một Ban Chấp Hành Lâm Thời được bầu ra gồm 5 vị:
Chủ tịch: Đỗ Đức Thu.
Phó Chủ tịch: Vương Hồng Sển và Vi Huyền Đắc.
Tổng Thư Ký: Hiếu Chân Nguyễn Hoạt.
Thủ Quỹ : Bùi Xuân Uyên.
Phó Chủ tịch: Vương Hồng Sển và Vi Huyền Đắc.
Tổng Thư Ký: Hiếu Chân Nguyễn Hoạt.
Thủ Quỹ : Bùi Xuân Uyên.
Tới ngày
29-5-1958, Ban Chấp Hành Lâm Thời bổ sung thêm 2 vị Thư Ký: Nguyễn Khang và Lê
văn Siêu.
Nhiệm vụ của Ban
Chấp Hành Lâm Thời là thiết lập trụ sở, tổ chức văn phòng thường trực, xúc tiến
thủ tục hành chánh xin thành lập Nhóm, thiết lập Thư viện, phát triển Hội viên,
chuẩn bị cho Đại Hội toàn quốc và xuất bản tờ Kỷ Yếu.
Ngày
21 tháng 10 năm 1957 Nhóm được cấp giấy phép hoạt động ở trụ sở số 25 Võ Tánh
Sài Gòn (đây chỉ là địa
chỉ mượn của báo Tự Do để làm giấy tờ mà thôi), do 3 vị đứng tên là Đỗ Đức Thu,
Vương Hồng Sển và Nguyễn Hoạt và do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Hữu Châu ký trên
Nghị Định số 111-BNV-/NA/P5 có nội dung chính như sau :
“Nhóm Bút
Việt, danh hiệu quốc tế P.E.N Việt Nam, trụ sở đặt tại số 25 đường Võ Tánh Sài
Gòn, được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam đúng với bản Điều Lệ của Hội
đã được duyệt y (đính theo Nghị định này) và trong phạm vi của Dụ số 10 ngày
6-8-50 ấn định quy chế các Hiệp Hội.”
Như thế, Nhóm Bút Việt đã được hình thành từ ngày 2-9-1957 trên phương diện quốc tế và ngày 21-10-1957 là trên phương diện hành chánh ở trong nước.
Như thế, Nhóm Bút Việt đã được hình thành từ ngày 2-9-1957 trên phương diện quốc tế và ngày 21-10-1957 là trên phương diện hành chánh ở trong nước.
Khoảng giữa năm
1957, Nhóm Bút Việt dời về trụ sở mới ở số 157 đường Phan đình Phùng Sài Gòn
(xin coi hình chụp của Mạnh Đan trên tờ Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7,năm 1957).
Tới mùa Thu năm
1959 Nhóm lại dời về trụ sở số 36/59 Cô Bắc Sài Gòn và ở đây cho tới năm 1971 mới
lại dọn về số 107 Đoàn thị Điểm Sài Gòn.
Trụ sở ở số 157 đường Phan
đình Phùng Sài Gòn
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957 )
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957 )
Cũng từ trụ sở này, Nhóm Bút Việt đã tiếp các nhà văn quốc tế qua VN như nhà văn Mỹ Mac Anley, hai nhà báo và nhà văn Pháp Suzanne Normal, Paul Acker, nhà báo Thụy Điển Charles Asndré Nicole và nhà văn Đan Mạch Lindermann.
Từ trái qua: các
văn hữu Bùi Phương Thể, Nguyễn Duy Miễn, Đỗ Đức Thu,nhà văn Đan Mạch Kelvin
Lindermann, Nguyễn Hoạt, Vi Huyền Đắc, Phạm Trọng Nhân.
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957 )
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957 )
Tháng Tư -1958,
Nhóm xuất bản một tập kỷ yếu viết bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp lấy tên là
Kỷ Yếu Bút Việt đồng thời cũng lựa dịch một số truyện ngắn Việt Nam ra tiếng
Anh để gửi dự thi các truyện dịch do tạp chí văn chương Encounter của Anh quốc
tổ chức.
Nhóm cũng góp phần
dịch truyện ngắn Việt Nam ra Anh ngữ để nhà xuất bản Western Printing and
Lithographing Company ấn hành.
Khi số Hội viên
đã lên tới 50 người, Nhóm đã thành lập một đoàn Chèo Cổ do Vũ Huy Chấn, Nhất
Linh và Trần Tuấn Khải phụ trách.
Một ban Kịch
cũng được thành lập do hai Kịch tác gia Vi Huyền Đắc và Vũ Khắc Khoan cùng thi
sĩ Vũ Hoàng Chương đảm trách.
Đã có các hoạt động
kể trên tất phải đặt ra nhu cầu tài chánh, nhưng Cơ quan Văn Hóa Á Châu đã nhận
lời yểm trợ.
Ngày 29-5-1958,
Nhóm đã triệu tập phiên họp Đại Hội Đồng để bầu cử Ban Chấp Hành mới. Nhưng Đại
Hội đã biểu quyết lưu nhiệm Ban Chấp Hành cũ ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.
Quang cảnh phiên họp tại Trụ
sở Bút Việt ngày 29-5-1958.
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957 )
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957 )
CHẤT VẤN
ÔNG VIÊN LINH
Phần trình bầy về ngày thành lập của nhóm Bút Việt đáng lẽ đến đây là chấm dứt, nếu không có lời nhận định sau đây của nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm tạp chí Khởi Hành xuất bản ở Nam Cali :
Phần trình bầy về ngày thành lập của nhóm Bút Việt đáng lẽ đến đây là chấm dứt, nếu không có lời nhận định sau đây của nhà thơ Viên Linh, chủ nhiệm tạp chí Khởi Hành xuất bản ở Nam Cali :
“Trung Tâm
Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, cho
kịp thời với Đại hội Văn Bút ở Tokyo vào năm 1957, lúc ông Phạm Trọng Nhân làm
lãnh sự tại Nhật, cuối cùng đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng,
Phạm Việt Tuyền.”
Đoạn văn trên
trích từ cuốn “Chiêu Niệm Văn Chương- Vũ Hoàng Chương Lịch Sử Thơ.”, tác
giả Viên Linh. Nhà Xuất Bản Khởi Hành ấn hành năm 2000”, có thể tìm thấy ở nguồn:
_http://www.tanvien.net/Tribute_1/vhc_by_vienlinh.html
Đưa ra một chi tiết động trời như thế, nhưng ông Viên Linh không hề nêu được một bằng chứng nào cho thấy “Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, cho kịp thời với Đại hội Văn Bút ở Tokyo vào năm 1957”
Ông Trần Kim Tuyến tài năng cỡ nào mà có thể khuynh loát được 19 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo trong đó có cả những bậc lão thành như : Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Tam Lang Vũ đình Chí, Tchya Đái Đức Tuấn, Đào Đăng Vỹ, Lê văn Siêu, Bùi Xuân Uyên (bút hiệu Hi Di, chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ ở Hà Nội trước 1954) ..v..v..
Đưa ra một chi tiết động trời như thế, nhưng ông Viên Linh không hề nêu được một bằng chứng nào cho thấy “Trung Tâm Văn Bút Việt Nam do bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng, cho kịp thời với Đại hội Văn Bút ở Tokyo vào năm 1957”
Ông Trần Kim Tuyến tài năng cỡ nào mà có thể khuynh loát được 19 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo trong đó có cả những bậc lão thành như : Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển, Vi Huyền Đắc, Vũ Hoàng Chương, Tam Lang Vũ đình Chí, Tchya Đái Đức Tuấn, Đào Đăng Vỹ, Lê văn Siêu, Bùi Xuân Uyên (bút hiệu Hi Di, chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ ở Hà Nội trước 1954) ..v..v..
Tôi chính thức
yêu cầu ông Viên Linh trưng bằng cớ về chuyện này.
Ông còn nêu cái
ý rằng bác sĩ Trần Kim Tuyến thúc đẩy thành lập để chống Cộng.
Xin hỏi, chẳng lẽ
19 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo có mặt trong nhóm sáng lập Văn Bút không có
ai chống Cộng hay sao mà lại phải nhờ ông Trần Kim Tuyến “thúc đẩy” ! Vậy ai đã
thúc đẩy họ chạy từ Bắc vô Nam sau Hiệp định Genève ? Lại cũng ông Trần Kim Tuyến
chăng ?
Vả chăng việc
thành lập Hội Văn Bút đâu có phải chỉ vì mục đích chống Cộng. Nhiều hội viên
trong tổ chức Văn Bút Quốc Tế lại chính là các nước Cộng Sản như Liên Xô, Ba
Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư….thì chống Cộng ở cái chỗ nào ? Đã từng là Chủ tịch Văn
Bút VN Hải Ngoại, hẳn ông Viên Linh phải hiểu rõ Hiến Chương của Văn Bút. Tôi
nhắc lại, đó là :
“Các thành
viên của PEN phải luôn luôn sử dụng những ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc, xua tan những hận thù chủng tộc,
giai cấp, hận thù quốc gia và đấu tranh cho lý tưởng một nhân loại sống trong
hòa bình trên thế giới.
PEN ủng hộ nguyên tắc tự do truyền bá tư tưởng trong mỗi quốc gia và trong mọi dân tộc. Các thành viên của PEN tự cam kết phản đối mọi hình thức đàn áp tự do ngôn luận trong nước hay trong cộng đồng của mình.
….v..v…
PEN ủng hộ nguyên tắc tự do truyền bá tư tưởng trong mỗi quốc gia và trong mọi dân tộc. Các thành viên của PEN tự cam kết phản đối mọi hình thức đàn áp tự do ngôn luận trong nước hay trong cộng đồng của mình.
….v..v…
Chính những lý
tưởng cao quý này của Văn Bút Quốc Tế mà các văn gia miền Nam mới tụ họp nhau
bàn thảo để xin gia nhập chứ chẳng phải vì có mỗi một mục đích “chống Cộng’ như
Viên Linh nói, mặc dù chỉ với những lý tưởng cao đẹp như thế thì cũng đã đương
nhiên là “chống Cộng” rồi.
Viết lách như thế
mà cũng đã có thời ông Viên Linh làm Chủ tịch Văn Bút Hải Ngoại thì kể cũng lạ
!
Rồi lại còn kinh
khủng hơn nữa khi ông giáng một đòn búa tạ nặng nề lên tổ chức Văn Bút VN bằng
một câu ngắn gọn : “…cuối cùng [Trung Tâm Văn Bút Việt Nam] đã
do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.”
Thật là chuyện động
trời !
Có thực Việt Cộng
đã điều hành Trung Tâm Văn Bút VN trước 1975 qua bàn tay của LM Thanh Lãng và
GS Phạm Việt Tuyền hay không ?
Tính
cho đến năm 1975, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã có gần 200 hội viên mà danh sách sẽ in trong phần sau, tuy chưa đầy đủ.
Xin hỏi ông Viên
Linh, “bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền” lông lá cỡ nào mà khuynh loát được
cả gần 200 hội viên để đến nỗi Trung Tâm Văn Bút đã trở thành công cụ cho Việt
Cộng điều hành.
Tất nhiên ông
Viên Linh sẽ nêu bằng cớ là Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã can thiệp cho cây bút
nằm vùng Vũ Hạnh bị bắt được thả ra. Nhưng nếu chỉ có một chuyện đó thôi mà đã
la lên là Văn Bút đã do Việt Cộng điều hành thì thái độ cầm bút đó là hết sức
hàm hồ, là vu cáo, là thiếu sự ngay thẳng khi cầm bút. Sự bịa đặt lớn lối và đầy
vô trách nhiệm này đã ngồi xổm lên công luận trong nhiều năm ròng rã kể từ khi
LM. Thanh Lãng lên làm Chủ tịch Văn Bút đồng thời sổ toẹt mọi công lao đóng góp
cho nền Văn Hóa Miền Nam của biết bao nhiêu Hội viên Văn Bút trong thời gian ấy.
Về chuyện Văn
Bút can thiệp cho Vũ Hạnh tôi sẽ phân tích thêm ở phần sau, nhưng tôi lại chính
thức yêu cầu ông Viên Linh trưng thêm bằng cớ về sự buộc tội của ông rằng :
“…cuối cùng [Trung Tâm Văn Bút Việt Nam] đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay
Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.”
Và một câu cũng
trích ra từ bài nói trên của ông Viên Linh :
“Ông (tức LM.Thanh Lãng) đã
được Hà Nội thu dụng làm việc tiếp ở Đại học Văn khoa; và Phạm Việt Tuyền thì bận
rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu nhục không nổi, phải
bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp. “
Xin ông Viên
Linh cho biết GS Phạm Việt Tuyền đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”
tại địa điểm nào, thời điểm nào ở Sài Gòn và xin nêu vài tên
tuổi nào của những “nhà văn Ngụy” đã trực tiếp ghi danh tại bàn giấy của GS. Phạm
Việt Tuyền.
Nếu không trả lời
được những câu hỏi này tức là ông đã xuống tay độc ác với chính đồng nghiệp của
mình bằng sự bịa đặt và do đó không biết chính ai sẽ là người chịu nhục đây ?
Một cựu Chủ tịch
Văn Bút VN Hải Ngoại viết không nương tay, vô bằng cớ để hạ gục một cựu Tổng
Thư Ký Văn Bút trước 1975 vốn đã dầy công lao đóng góp cho Văn Bút thời đương
nhiệm thì không biết vì lý do gì nếu không phải đó chỉ là sản phẩm của một ngòi
bút có lúc đã thiếu lương tâm của người cầm bút.
Nhưng dù là với
lý do nào thì khi phê phán cũng phải dựa trên sự thực. Sự phê phán hay tố cáo
mà không dựa trên sự thực thì chỉ là vu cáo. Người đời thường mà đặt chuyện vu
cáo thì cũng đã là tệ lắm rồi, huống hồ lại ở trong văn giới và trong cùng một
tổ chức cầm bút với nhau.
Nhiều người chủ
quan cứ tưởng rằng khi hạ bút xong thì rồi sẽ có thể phủi tay. Phủi tay thì dễ
nhưng giấy mực còn đó. Và làm sao xóa được những tài liệu vu khống hay gian dối
khi chúng sẽ còn tồn tại mãi trong các thế hệ về sau.
***
B.
ĐIỀU LỆ hay còn gọi là NỘI QUY của BÚT VIỆT
Mặc dù lúc ban đầu
Nhóm Bút Việt chủ trương :
“ Nhóm
không phải là một tổ chức có hệ thống chặt chẽ, có chủ trương cương lĩnh hoặc
đường lối nhất định nào hết. Nó không phải là một văn đoàn, văn phái. Cũng
không phải là một hội ái hữu. Bút Việt chỉ là một câu lạc bộ của các nhà cầm bút
muốn gặp nhau để trao đổi ý kiến về sáng tác, về công phu tìm hiểu cũng như
công phu giới thiệu”.
Nhưng khi đã trở
thành một tổ chức hoạt động có giấy phép chính thức thì Nhóm phải soạn thảo Nội
Quy để đính kèm đơn xin phép theo luật định. Do đó trong Nghị Định số
111-BNV-/NA/P5 mới có câu như sau :
“Nhóm Bút Việt,
danh hiệu quốc tế P.E.N Việt Nam, trụ sở đặt tại số 25 đường Võ Tánh Sài Gòn,
được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam đúng với bản Điều Lệ của Hội đã
được duyệt y (đính theo Nghị định này).
Dưới đây là nguyên văn Bản Điều Lệ (tức Nội Quy) của Nhóm Bút Việt đã in trong cuốn Niên Giám Văn Nghệ Sĩ và Hiệp Hội Văn Hóa Việt Nam (1969-1970) do Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa in năm 1970.
ĐIỀU-LỆ
NHÓM BÚT- VIỆT
I – DANH-HIỆU
MỤC-ĐÍCH TRỤ-SỞ
Nay thành lập một
tổ chức lấy tên là NHÓM BÚT-VIỆT quốc tế P.E.N.(Poets Playwrights, Essayists,
Editors, Novelists) Việt-Nam gồm có các nhà thơ, nhà văn, soạn giả, kịch tác
gia, tiểu thuyết gia, các chủ bút và ký giả báo chí và tất cả những nhà khảo cứu
và trước- thuật văn- học.
Các dịch giả
cũng có thể được nhận là Nhóm viên. Nhóm (BÚT-VIỆT P.E.N.Việt-Nam) chỉ có mục-
đích văn chương thuần túy nhằm đạt cứu cánh là xúc tiến sự hợp tác thân hữu giữa
các nhà văn trong nước và các nhà văn Việt-Nam với các nhà văn ngoại quốc để
trao đổi văn chương, tư tưởng, thực hiện tự-do phát- biểu và thắt-chặt thiện-chí
quốc-tế trong lãnh vực văn-học, triết-lý và nghệ-thuật.
NHÓM BÚT-VIỆT được
phép triển khai hoạt động về mọi phương diện miễn là các hoạt động đó phải phù
hợp với tôn-chỉ nói trên, nhưng bất cứ trong trường hợp nào Nhóm không được làm
chính trị.
Trụ-sở của nhóm
đặt tại số 25 đường Võ-Tánh Saigon (Đây chỉ là địa chỉ mượn khi nạp đơn xin
phép)
II – ĐIỀU-KIỆN
NHẬP NHÓM
Muốn vào Nhóm phải
là người có tên tuổi trong làng Văn. Ban Chấp Hành sẽ được ủy nhiệm của Nhóm để
quyết-định về điều-kiện gia nhập. Tuy nhiên, Ban Chấp Hành sẽ không thể từ chối
một văn-gia, thi-sĩ hoặc tác-giả nào mà năng-lực đã được công nhận nếu người đó
theo tôn chỉ của Nhóm. Các phần tử trong Nhóm phải công nhận những nguyên tắc
ghi trong Bản Điều-Lệ của Tổ-chức P.E.N. quốc tế, những nguyên tắc này đã được
thông qua trong Hội-nghị Quốc-tế Copen -hague(1948) như sau :
– Tổ chức P.E.N.
xác nhận rằng :
1. Văn-chương dù
xuất- xứ có tính cách quốc-gia nhưng không có biên giới và phải được trao đổi
giữa các quốc-gia mặc dầu các quốc-gia đó trải qua nhiều cuộc thăng-trầm về
phương diện chính-trị hay quốc-tế.
2. Trong mọi
hoàn cảnh và nhất là trong thời chiến, không nên để cho những phong trào quốc-gia
hay chính-trị xâm phạm tới các tác-phẩm văn-nghệ là tài sản của nhân loại nói
chung.
3. Các hội-viên
của P.E.N. lúc nào cũng phải dùng hết ảnh hưởng của mình để làm tăng sự hiểu biết
và sự tương trọng giữa các quốc-gia, họ nguyện sẽ cố gắng phá bỏ các mối hiềm
khích chủng-tộc, giai-cấp và quốc-gia, tranh đấu để bảo vệ lý tưởng của một
nhân loại sống trong hòa-bình, trong một thế-giới duy-nhất.
4. Hội P.E.N. chủ-
trương nguyên-tắc truyền-bá tư-tưởng trong quốc-gia và giữa các quốc-gia, và
các Hội viên nguyện sẽ phản đối mọi hình thức đàn-áp trong xứ sở và trong đoàn
thể của họ. Hội P.E.N. tuyên bố ủng- hộ tự-do báo-chí và phản đối sự kiểm-duyệt
độc đoán trong thời bình. Hội tin rằng vì thế giới cần tiến bộ để đạt tới trật
tự hoàn mỹ hơn về chính-trị và kinh-tế nên cần phải có sự tự-do chỉ trích các
Chính-phủ, các Cơ-quan hành chính và các tổ chức. Vì tự-do có nghĩa là tự kiềm-chế,
các Hội-viên tự-nguyện đả phá những tệ-đoan mệnh danh là tự-do báo-chí để đăng
những tin giả-dối, cố ý loan tin nhảm và xuyên-tạc sự thực vì những mục đích
chính-trị và tư-lợi.
Tất cả các
văn-sĩ, chủ-bút và dịch-giả đã chấp thuận những tôn-chỉ trên đều có thể được nhận
là Hội-viên của Hội P.E.N., không phân biệt quốc-tịch, chủng-tộc, màu da hay
tôn-giáo.
III –
NIÊN- LIỄM
Những người sáng
lập Nhóm phải đóng 300$ tiền niên-liễm. Phần-tử thường phải đóng 100$ tiền vào
Nhóm và 300$ tiền niên-liễm.
Tán-trợ-viên phải
đóng 1000$ một năm.
IV – VIỆC
ĐÓNG TIỀN NIÊN-LIỄM
Tiền niên-liễm phải đóng vào ngày 15 tháng 9 mỗi năm, nếu một trong sáu tháng không đóng tiền sẽ đương-nhiên mất quyền trong Nhóm. Ban Quản-trị có quyền tái nhận khi xét thấy sự chậm trể đóng tiền niên-liễm có lý-do xác-đáng.
Tiền niên-liễm phải đóng vào ngày 15 tháng 9 mỗi năm, nếu một trong sáu tháng không đóng tiền sẽ đương-nhiên mất quyền trong Nhóm. Ban Quản-trị có quyền tái nhận khi xét thấy sự chậm trể đóng tiền niên-liễm có lý-do xác-đáng.
V – NHỮNG
NGƯỜI MỚI VÀO NHÓM CHẬM ĐÓNG TIỀN NIÊN-LIỄM
Một người mới
vào Nhóm nếu không đóng tiền niên-liễm nội trong 6 tháng kể từ ngày được nhận
vào Nhóm thì sự gia-nhập Nhóm sẽ coi như không có, trừ trường hợp người đóng
cho Ban Chấp-Hành biết rõ lý-do chính đáng của sự chậm đóng tiền. Như người nào
được nhận vào Nhóm sau ngày 15 tháng 6 mỗi năm thì không phải đóng tiền niên-liễm
năm đó.
VI – NHẬN
NGƯỜI VÀO NHÓM
a) Tên, địa chỉ và thành-tích văn-học của từng người xin nhập Nhóm phải được ghi vào giấy gia-nhập. Người đó phải được hai người cũ giới thiệu. Những người giới thiệu phải biết rõ người xin gia-nhập Nhóm, phải ký vào giấy xin gia-nhập, phải ít nhất đã đọc một tác-phẩm của người xin gia-nhập hoặc có thể phúc-trình về những thành-tích, những cống-hiến văn-học của người xin gia-nhập.
a) Tên, địa chỉ và thành-tích văn-học của từng người xin nhập Nhóm phải được ghi vào giấy gia-nhập. Người đó phải được hai người cũ giới thiệu. Những người giới thiệu phải biết rõ người xin gia-nhập Nhóm, phải ký vào giấy xin gia-nhập, phải ít nhất đã đọc một tác-phẩm của người xin gia-nhập hoặc có thể phúc-trình về những thành-tích, những cống-hiến văn-học của người xin gia-nhập.
Mỗi người xin
gia-nhập Nhóm phải được đa số chấp-nhận trong một buổi họp Ủy-ban Chấp-Hành
trong đó phải có ít nhất 5 người tới dự và quyết định của đa số đó sẽ được coi
là tuyệt-đối, người nào không được chấp-nhận trong buổi họp Ủy-ban không được bầu
cử lại vào Nhóm trước khi hết hạn 6 tháng sau ngày bị loại.
b) Các văn-sĩ,
chủ-bút, ký-giả, dịch-giả từ các nước khác đến thăm Việt-Nam có thể tạm thời được
nhận là người trong Nhóm Bút-Việt trong thời gian lưu-trú trong nước và có quyền
dự các cuộc sinh-hoạt thường trực hoặc bất thường của Nhóm nhưng không có quyền
biểu quyết.
VII –
DANH-DỰ-VIÊN
Ban-Chấp-Hành có
thể tùy theo trường hợp mời những nhân vật mà Ban xét ra xứng đáng làm những
Danh-Dự-viên. Danh-Dự-viên không bắt buộc phải đóng tiền niên-liễm.
VIII – XIN
RA NHÓM
Người nào cũng
có thể xin ly-khai Nhóm bằng cách viết thư báo cho Tổng-thư-ký. Các giấy báo
xin ra Nhóm sẽ được coi như có hiệu-lực kể từ ngày Đại-hội-đồng thường-niên (sẽ
họp vào một ngày trong thượng tuần tháng 10 dl. mỗi năm).
IX – SỐ LƯỢNG
VÀ THÀNH-PHẦN BAN CHẤP-HÀNH
Việc quản trị
Nhóm BÚT-VIỆT Trung-tâm Việt-Nam của Văn-Bút Quốc-tế (P.E.N. INTERNATIONAL) sẽ
được trao cho một Ủy-ban Chấp-Hành gồm có :
– 1 Chủ-tịch.
– 2 Phó Chủ-tịch.
– 1 Tổng Thư-ký.
– 1 hay 2 Thư-ký.
– 2 Phó Chủ-tịch.
– 1 Tổng Thư-ký.
– 1 hay 2 Thư-ký.
Những người này
làm việc thường trực và là nhân-viên viên-chức của Nhóm, ngoài ra Ban Chấp-Hành
còn gồm thêm 16 nhân-viên khác trong Nhóm do toàn thể bầu ra.
Phải có 5
nhân-viên trong Ủy-Ban Chấp-Hành mới có đủ số quyết định. Ủy- Ban Chấp-Hành được
quyền tuyển cử ủy-viên khi có chỗ khuyết trong khi chờ đợi Hội-đồng.
X – BẦU CỬ ỦY
BAN CHẤP-HÀNH
a) Hàng năm 4 nhân-viên trong Ban Chấp-Hành theo thứ tự thâm niên sẽ rút lui và sẽ không có quyền tái cử trước thời hạn một năm.
a) Hàng năm 4 nhân-viên trong Ban Chấp-Hành theo thứ tự thâm niên sẽ rút lui và sẽ không có quyền tái cử trước thời hạn một năm.
b) Trong mỗi kỳ
Đại- hội thường-niên, 4 nhân-viên sẽ được bầu ra thay thế những người đã rút
lui.
c) Cuộc bầu cử
nhân-viên mới (4 người) theo bản b sẽ như sau:
Mỗi người trong
Nhóm có quyền đề cử một hay nhiều ứng-cử-viên được người đó ưng thuận, tên của ứng-cử-viên
được đề cử sẽ được gửi tới Tổng-Thư-ký ít nhất là 7 ngày trước Đại-hội-đồng thường
niên. Danh-sách các ứng-cứ-viên sẽ được niêm yết trước ngày Đại-hội 3 ngày và
người trong Nhóm theo danh sách này mà lựa chọn đủ số 4 người vào chỗ khuyết của
Ban Chấp-Hành. Nếu số ứng-cử-viên không đủ thì Ban Chấp-Hành tuyển cử ủy-viên
vào chỗ khuyết. Nếu đã được bầu rồi mà ứng-cử-viên từ chối không chịu nhận việc
thì ứng-cử-viên có số phiếu nhiếu nhất liền sau sẽ được bầu. Nếu 1 hay nhiều ứng-cử-viên
có số phiếu ngang nhau, Ban Chấp-Hành bỏ thăm để lựa chọn số người cần thiết
cho đủ số Ủy-viên.
XI – LÁ PHIẾU
QUYẾT ĐỊNH
Trong những trường hợp mà Ủy-ban chia đôi số phiếu ngang nhau vị Chủ-tịch hay Phó Chủ-tịch nếu vị trên vắng mặt, thêm vào lá phiếu mà vị đó đã bỏ với danh nghĩa một nhân viên của Ủy-ban, sẽ bỏ lá phiếu quyết định.
Trong những trường hợp mà Ủy-ban chia đôi số phiếu ngang nhau vị Chủ-tịch hay Phó Chủ-tịch nếu vị trên vắng mặt, thêm vào lá phiếu mà vị đó đã bỏ với danh nghĩa một nhân viên của Ủy-ban, sẽ bỏ lá phiếu quyết định.
XII – ỦY-VIÊN
VẮNG MẶT
Bất cứ nhân-viên
nào của Ủy-ban mà vô cớ vắng mặt suốt ba phiên họp liền của Ủy-ban sẽ vì thế mà
không được kể là Hội-viên nữa.
XIII – CÁC
TIỂU BAN
Ủy-ban có quyền
tuyển lựa các tiểu-ban khi cần thiết, Ủy-ban đã được ủy-nhiệm quyền lực sẵn có
của mình cho tiểu-ban này.
XIV – ĐẠI HỘI-NGHỊ
BẤT THƯỜNG
Đại hội-nghị bất
thường của Nhóm Bút-Việt sẽ nhóm họp khi Ủy-ban thấy cần.
XV – BÁ-CÁO
TẠI ĐẠI HỘI-NGHỊ THƯỜNG-NIÊN
Một bản tóm tắt
các sổ sách kế-toán đã được kiểm-soát trong năm trước sẽ được gửi tới từng người
trong Nhóm ít nhất 7 ngày trước Đại Hội-Nghị thường niên.
XVI – SỬA ĐỔI
ĐIỀU-LỆ
Tại Đại Hội-nghị
thường niên, Hội-viên nào cũng có quyền đưa ra đề-nghị sửa đổi một Điều-lệ hay
Nội-quy, nhưng đề-nghị đó sẽ không được phép đưa ra nếu không gửi một bản đến Tổng-thư-ký
trước 7 ngày.
XVII – HẠNH-KIỂM
CỦA CÁC HỘI-VIÊN
Nếu phần-tử nào
mà Ủy-ban hay bất cứ một Hội-viên nào thuộc Nhóm Bút-Việt (P.E.N.VIỆT-NAM) viết
giấy chứng nhận là có hạnh-kiểm làm tổn thương đến đặc-tính và quyền-lợi của
Nhóm thì Ủy-ban được quyền ngưng sự tham dự của người đó vào Nhóm và yêu cầu
người đó xin ra Nhóm. Nếu sau khi nhận được giấy báo một tháng mà đương- sự vẫn
không chịu xin ra Nhóm, Ủy-ban sẽ được quyền xóa tên người đó trong danh-sách
Nhóm và người bị xóa tên sẽ không còn là người của Nhóm BÚT-VIỆT nữa. Nhưng người
đó chỉ phải ra khi quyết-định đó được chấp thuận bởi đa số ít nhất là hai phần
ba số nhân-viên của Ủy-ban hiện diện tại phiên họp với mục đích cứu xét về hạnh-kiểm
của người nói trên. Nếu trong phiên-họp Ủy-ban đã được triệu tập riêng với mục
đích trên, hai phần ba số hội-viên nghĩ rằng đặc-tính và quyền lợi của Nhóm đòi
hỏi phải trục xuất ngay người có hạnh-kiểm đáng ngờ đó và chấp thuận quyết-định
trục-xuất thì ngay tức khắc Ủy-ban được phép trục- xuất phần tử đó, nhưng khoản
này không cho phép được đưa vào các ý-kiến chính-trị hay sự ngoại giao về chủng-tộc
của người bị chỉ-trích làm lý do chính đáng để trục-xuất họ.
XVIII – CÁC
PHIÊN HỌP
Ủy-ban sẽ quy định
địa điểm và thời gian cho các bữa hay các cuộc hội họp khác.
XIX – VỀ NHỮNG SỰ LỢI DỤNG DANH NGHĨA
NHÓM
Nhóm Bút-Việt không thể chia lời, chia tiền thưởng, tiền hoặc phụ cấp cho bất cứ người nào trong Nhóm. Không người nào trong Nhóm đã là Danh-dự-viên hoặc Hoạt-động-viên có thể lấy danh nghĩa Nhóm Bút-Việt và Tổ chức P.E.N. để dùng vào các việc có tính cách thương mại hoặc tuyên-truyền cá nhân. Lợi dụng sẽ là lý do để bị trục-xuất ra khỏi Nhóm. Tuy nhiên muốn đi tới sự trục xuất ít nhất vẫn phải có đa số phiếu trong phiên họp Ủy-ban Chấp-Hành và phải có mặt ít nhất 7 nhân-viên trong tổng số 20 nhân-viên Ban Chấp-Hành.
Nhóm Bút-Việt không thể chia lời, chia tiền thưởng, tiền hoặc phụ cấp cho bất cứ người nào trong Nhóm. Không người nào trong Nhóm đã là Danh-dự-viên hoặc Hoạt-động-viên có thể lấy danh nghĩa Nhóm Bút-Việt và Tổ chức P.E.N. để dùng vào các việc có tính cách thương mại hoặc tuyên-truyền cá nhân. Lợi dụng sẽ là lý do để bị trục-xuất ra khỏi Nhóm. Tuy nhiên muốn đi tới sự trục xuất ít nhất vẫn phải có đa số phiếu trong phiên họp Ủy-ban Chấp-Hành và phải có mặt ít nhất 7 nhân-viên trong tổng số 20 nhân-viên Ban Chấp-Hành.
XX – TRÁCH-NHIỆM VÀ QUYỀN-HẠN CỦA NGƯỜI
TRONG NHÓM
Trách nhiệm của Ủy-ban Chấp-Hành và của người trong Nhóm là đóng tiền niên-liễm và gánh vác phần việc của mình trong mọi tổ chức khi được phân công bởi Ban Chấp-Hành.
Trách nhiệm của Ủy-ban Chấp-Hành và của người trong Nhóm là đóng tiền niên-liễm và gánh vác phần việc của mình trong mọi tổ chức khi được phân công bởi Ban Chấp-Hành.
Người trong Nhóm Bút-Việt đương nhiên là Hội-viên của
tất cả các trung tâm P.E.N. khác trên thế giới.
Saigon, ngày 21 tháng 8 năm 1947
Điều-lệ này được duyệt-y do Nghị-định số 111 BNV/NA.P5 Ngày 21-10-57 của Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ
DANH-SÁCH BAN SÁNG-LẬP
– Bà MỘNG-TUYẾT
– Ô. VƯƠNG-HỒNG-SỂN
– THUẦN-PHONG
– LÊ-NGỌC-TRỤ
– VI-HUYỀN-ĐẮC
– ĐỖ-ĐỨC-THU
– NGUYỄN-HOẠT
– NHƯ-PHONG
– LÊ-VĂN-SIÊU
– ĐÁI-ĐỨC-TUẤN
– VŨ-HOÀNG-CHƯƠNG
– BÙI-XUÂN-UYỂN
– PHẠM-TĂNG
– HOÀNG-ĐÌNH-LƯỢNG
– PHẠM-VIỆT-TUYỀN
– MAI-XUYÊN
– Ô. VƯƠNG-HỒNG-SỂN
– THUẦN-PHONG
– LÊ-NGỌC-TRỤ
– VI-HUYỀN-ĐẮC
– ĐỖ-ĐỨC-THU
– NGUYỄN-HOẠT
– NHƯ-PHONG
– LÊ-VĂN-SIÊU
– ĐÁI-ĐỨC-TUẤN
– VŨ-HOÀNG-CHƯƠNG
– BÙI-XUÂN-UYỂN
– PHẠM-TĂNG
– HOÀNG-ĐÌNH-LƯỢNG
– PHẠM-VIỆT-TUYỀN
– MAI-XUYÊN
C. HỘI VIÊN VĂN BÚT
Hầu hết các hội viên Văn Bút đều sinh hoạt ở Sài
Gòn, tuy nhiên ở rải rác các tỉnh nhất là Huế, Đà Lạt thì vẫn có Hội viên Văn
Bút cư ngụ. Thành phần các hội viên rất đa dạng, bao gồm đủ mọi bộ môn cầm bút
như Thơ, Văn, Biên khảo, Phê bình văn học kể cả ký giả báo chí…. tổng cộng có tới
gần 200 hội viên.
Tuy nhiên hầu như chưa có một dịp nào Văn Bút quy tụ
được đông đủ hội viên cùng họp mặt dù là ở phiên Đại Hội đồng thường niên. Lý
do: nhiều vị ở xa, cũng có nhiều vị bận quân vụ hay công tác nên không thể về họp
được mặc dù vẫn gửi giấy Ủy quyền để tham gia Bầu cử.
Sau đây là danh sách hội viên Văn Bút
(tính
tới năm 1972)
1) Đỗ Đức Thu. 2) Vương Hồng Sển. 3) TCHYA Đái Đức
Tuấn. 4) Vi Huyền Đắc. 5) Phạm Việt Tuyền. 6) Nguyễn Hoạt. 7) Vũ Hoàng Chương.
8) Xuân Nhã. 9) Hi Di Bùi Xuân Uyên. 10) Nghiêm Xuân Việt. 11) Thanh Lãng. 12)
Nhất Linh Ng Tường Tam. 13) Tương Phố. 14) Mộng Tuyết. 15) Đông Hồ Lâm Tấn
Phác. 16) Hà Thượng Nhân. 17) Như Phong. 18) Mai Xuân Đỗ Thúc Vịnh. 19) Lê Ngọc
Trụ. 20) Nhật Tiến. 21) Nguyễn Hữu Ngư. 22) Nguyễn Thị Vinh. 23) Trương Bảo
Sơn. 24) Nguyễn Thành Vinh. 25) Trực Ngôn. 26) Lê Văn Hoàn. 27) Minh Đức Hoài
Trinh. 28) Vũ Hạnh. 29) Lê Thanh Thái. 30) Bùi Đình Ng Xuân Viên. 31) Thu Vân.
32) Trịnh Huy Tiến. 33) Châm Vũ Nguyễn Văn Tần. 34) Bàng Bá Lân. 35) Thanh
Vân.36) Võ Lang Đinh Phú Vũ. 37) Huỳnh Thiên Kim. 38) Nguyễn Thanh Cầm. 39) Dưỡng
Châu Trần Đình Khải. 40) Trương Xuân Miên. 41) Huy Lực. 42) Hà Thành Thọ. 43)
Đào Đăng Vỹ. 44) Nguyễn Khang. 45) Lê Tất Điều. 46) Vương Đức Lệ. 47) Ngô Thế
Vinh. 48) Phạm Đình Tân. 49) Võ Phiến. 50) Trần Phong Giao. 51) Hoàng Xuân Việt.
52) Hồ Hữu Tường. 53) Anh Tuyến. 54) Phạm Trường Xuân. 55) Bình Nguyên Lộc. 56)
Minh Quân. 57) Đại Đức Thích Thiện Ân. 58) Tuệ Mai. 59) Lê Minh Ngọc. 60) Đặng
Trần Quân. 61) Nguyên Sa. 62) Kiều Mộng Thu. 63) Nguyễn Duy Diễn. 67) Nguyễn
Đình Toàn. 68) Phổ Đức. 69) Hoàng Hương Trang. 70) Nguyễn Tuấn Phát. 71) Lệ
Khánh. 72) Nguyễn Thị Thụy Vũ. 73) Hoàng Ngọc Liên.74) Phạm văn Khanh. 75) Cô
Liêu Vũ Đình Lưu. 76) Nguyễn Trọng. 77) Nghiêu Đề. 78) Thạch Hà Võ Sum. 79)
Trương Ngọc Hơn. 80) Trần Đại. 81) Du Tử Lê. 82) Minh Viên. 83) Nguyễn Ngọc
Lương. 84) Hào Nguyên Nguyễn Hóa. 85) Lê Quang Hương. 86) Lê Quang Nghiêm. 87)
Trần Trọng San. 88)Túy Hồng. 89) Bùi Hoàng Thư. 90) Nguyễn Duy Phương. 91) Trần
Nhã. 92) Nghiêm Xuân Thiện. 93) Nguyễn Hữu Trọng. 94) Dương Kiền. 95) Giang
Kim. 96) Hoàng Văn Đức. 97) Duyên Anh. 98) Phan Thăng. 99) Trần Đồng Vọng. 100)
Vũ Tiến Phúc. 101) Phạm Trọng Nhân. 102) Đặng Đức Côn. 103) Dương Đình Khuê.
104) Vũ Hối. 105) Võ Văn Khoa. 106) Nguyễn Văn Trung. 107) Hoài Khanh. 108) Phạm
Phú Thông. 109) Võ Hồng. 110) Trần Châu Hồ. 111) Lương Trọng Minh. 112) Phan
Du. 113) Nguyễn Vạn An. 114) Nguyễn Hoàng Thanh Minh. 115) Phong Trần Tiến.
116) Lê Văn. 117) Võ Thế Nhi. 118) Đỗ Tiến Đức. 119) Thảo Trường. 120) Trương
Quý Lâm. 121) Hà Bỉnh Trung. 122) Diễm Châu. 123) Trần Tuấn Nhậm. 124) Chu Tử.
125) Thế Nguyên. 126) Tú Kếu Trần Đức Uyển. 127) Nhã Ca. 128) Trần Dạ Từ. 129)
Nguyễn Hữu Đông. 130) Đỗ Quý Toàn. 131) Lương Minh Đức. 132) Nguyễn Văn Xung.
133) Toan Ánh. 134) Nguyễn Văn Hàm. 135) Thùy Dương Tử. 136) Cao Thế Dung. 137)
Khải Triều. 138) Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương. 139) Đông Xuyên. 140) Đỗ Phương
Khanh. 141) Bùi Kim Đĩnh. 142) Tường Linh. 143) Nguyễn Nghiệp Nhượng. 144) Nguyễn
Hữu Nhật. 145) Bồ Đại Kỳ. 146) Thanh Việt Thanh. 147) Tam Lang Vũ Đình Chí.
148) Nguyễn Văn Hảo. 149) Liêu Quốc Nhĩ. 150) Mai Anh Lê Đình Bay. 151) Trùng
Dương. 152) Lê Văn Chính. 153) Nguyễn Khắc Ngữ. 154) Phan Tùng Mai. 155) Trương
Đình Cử. 156) Sơn Nam Phạm Minh Tày. 157) Lê Ngộ Châu. 158) Thi Đại Chí. 159)
Kiên Giang Trương Khương Trinh. 160) Lê Thành Trị. 161) Thu Nhi 162) Thùy Dương
163) Phương Lan 164) Mỹ Linh 165) Giáng Kiều 166) Như Hiên.
(danh sách này chưa cập nhật những năm
1973, 1974, 1975)
MỤC LỤC
Chương I : Tiến trình thành lập & Nội Quy
A/Tiến trình thành lập.
Chất vấn ông Viên Linh.
B/ Điều Lệ hay Nội Quy.
C/ Hội viên Văn Bút.
Chương II: Những sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút
A/ Tập san
TIN SÁCH
B/ Tác phẩm dịch ra ngoại ngữ.
C/ Tham dự các Hội Nghị Quốc Tế.
D/ Tổ chức các cuộc nói chuyện văn chương.
E/ Tổ chức càc Giải Văn Chương.
F/ Tiếp đón văn hữu ngoại quốc.
Chương III: Giải tỏa những ngộ nhận về Văn Bút.
A/ Tập san Tin Sách của Trung Tâm Văn Bút VN phỏng vấn nhà văn Mặc Đỗ.
B/ Trung Tâm Văn Bút VN, những điều cần nói rõ.
Chương IV: Hội họp ở Trung Tâm Văn Bút VN.
Vài nhân vật trong Ban Thường Vụ đáng ghi nhớ : Vũ Hoàng Chương, Vi Huyền Đắc, LM Thanh Lãng, Hồ Hữu Tường, Phạm Việt Tuyền.
Chương V: Văn Bút với Đời sống Xã hội-Chính trị.
A/ Văn Bút cứu trợ bão lụt miền Trung.
B/ VŨ HẠNH, Cây Bút C.S Nằm Vùng.
C/ Trung Tâm Văn Bút với Quyền tự do cầm bút.
Chương VI: Ngày cuối ở Trụ sở Trung Tâm Văn Bút
***