Hội Trùng Dương
Trịnh Khả
Nguyên
“Hội Trùng Dương” tên một nhạc
phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phạm Đình
Chương. Ông sáng tác bản nầy năm 1954,
một năm không thể nào quên. Bản nhạc là lời của ba con sông lớn của ba miền, sông Hồng đại diện cho các sông miền Bắc,
sông Hương đại diện cho các sông miền Trung, sông Cửu Long đại diện cho các
sông miền Nam.
Sông là dòng nước mang
phù sa làm trù phú cho các địa phương mà nó chảy qua, mang tôm cá nuôi cư dân.
Ba con sông trong “Hội trùng dương”, sông nào cũng đẹp, cũng là
nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ, thậm chí cả là chiến trường nữa. Thế nhưng,
hiện nay một số người đã bức tử các giòng sông: khai thác thủy điện gây cạn kiệt,
lũ lụt, đặt nhà máy luyện hóa chất đầu nguồn, xả thải làm ô nhiễm dòng nước.
Khoan nói về hai con sông ở hai đầu, “ưu tiên” nói về sông Hương, bởi đây là một phân đoạn rất quen, rất “dễ thương” và đặc biệt dành cho người dân miền Trung trong những ngày qua đã chịu nhiều thiệt hại, đau khổ.
“Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương giang,
Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than.
Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ
Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ
Bến Văn Lâu thuyền vó đơm
sâu. Hỡi hò, hỡi hò.
Quê hương em nghèo lắm ai ơi
Quê hương em nghèo lắm ai ơi
Mùa đông thiếu áo, hè thời
thiếu ăn
Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, à ơi
Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, à ơi
Khiến đau thương thấm tràn ngập
Thuận An
Để lan biển khơi, ơi hò, ơi hò. . . ” (Tiếng sông Hương)
Để lan biển khơi, ơi hò, ơi hò. . . ” (Tiếng sông Hương)
Miền Trung “đất cày lên sỏi đá”, đại đa số dân nghèo nhất nước, nhưng lại chịu nhiều tai ương. Hồi xưa chỉ có thiên tai “trời hành cơn lụt mỗi năm”, bây giờ lại thêm nhân tai. Mới đây biển ô nhiễm, cá chết ngư dân còn chưa biết làm gì để sống thì vừa qua một số hồ chứa xả lũ “đúng qui trình”, không báo trước khiến các tỉnh bắc, miền Trung chìm sâu trong nước, một số người bị lũ cuốn trôi. Và sắp tới, không biết cơn bão số 7 có vào các tỉnh trên không. Bắc miền Trung có Hà Tĩnh, quê hương cụ Nguyễn Du, như lời cụ hết nạn nọ tới nạn kia (Kiều).
Ngày nào, đập thủy điện Sông Ba ở Phú Yên cũng đã làm cho dân lo lắng. Rồi liên tiếp hai năm gần đây thủy điện Sông Tranh đã là một trong những nguyên nhân gây ra động đất ở vùng tây nam Quảng Nam. Và nếu nhà máy thép Việt Pháp được xây dựng trên vùng cao của Quảng Nam thì dân vùng thấp phải uống nước ô nhiễm do hóa chất luyện kim. Thật là “đau thương thấm tràn ngập…”.
Và hai con sông kia:
Sông Hồng
“…Ϲhiều naу nước xuôi dòng đại dương
có em tên sông Hồng, dâng sóng
tuôn trên nguồn.
Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa
có những cô thôn mờ xa đón bầу
dân đánh cá.
Ɲgàу qua, trai gái sống vui một
miền,
quanh năm anh cuốc em liềm,
vun xới ruộng mùa lúa chiêm… ”
Đó là hình ảnh xưa. Còn hiện nay nạn hút cát trên sông Hồng, qua phóng sự của VTV, thấy rất qui mô, rất có tổ chức. Ai là “tác giả”? Không biết. Rồi từng đoàn xe tải hạng nặng chở phế liệu chạy trên kênh (tìm chỗ trút). Nghe nói có dự định/ án làm thủy điện trên sông nầy.
Sông Thị Vải bị bức tử rồi. Sông Cửu Long có thể cạn nguồn vì các đập thủy điện bên kia biên giới. Đồng bằng Nam Bộ đang bị ngập mặn.
Người ta nói thiên tai, địch họạ tức nhân tai là những mối nguy.
Hồi xưa, gặp thiên tai, dân chỉ biết kêu trời, tiếng than tuy buồn nhưng không giận, bởi thiên tai là hạn hán, bão lụt, núi lửa, động đất, mất mùa… những tác nhân vô tình không hình thù, mắt mũi, chân tay phá nhưng không ăn cắp mang về. Ngày nay, nhờ khoa học tiến bộ, thiên/ thủy văn giỏi báo trước thiên tai để nhân dân phòng tránh. Nhớ lại trước đây được đọc và trẻ con thì học, những câu
“Ngày xưa hạn hán cầu
trời
ngày nay hạn hán thì người trị ngay…
thách trời cứ hạn nữa vào
đồng ta đủ nước hoa màu vẫn xanh
chiều chiều nghe tiếng phát thanh
người chăm thủy lợi trời đành chịu thua”.
Quyết “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Được thế thì tốt, dân nhờ, kinh tế “phát triển bền vững”. Nhưng nếu thay trời gây lũ, ô nhiễm môi trường thì vô tài + ác = giết dân. Đó là một trong những nhân tai.
Nhân tai như
tham nhũng (tiền của, đất đai, chức vị), phá hại công quĩ, môi trường, “làm
ăn không hiệu quả, gây thất thoát nghiêm trọng”.
Nhân tai có bóng dáng con
người nên có hình tích, không phải lượm thượm, rách rưới mà đôi khi “mày râu
nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Nó có tên tuổi, kế hoạch, cố tình “biến
công thành tư” mang về cất giữ.
Nhân tai rất khó tránh. Còn địch họa thường
đến từ nước ngoài mục đích chính là xâm lược, đồng hóa (lãnh thổ, kinh tế, văn
hóa, chính trị… ).
Nhân tai là nội xâm, địch họa là ngoại xâm. Ông TBT cũng thừa
nhận “Chống ngoại xâm đã khó, nay chống nội xâm cũng khó, bởi tự ta đánh vào
ta, ai dám tự phê bình, ai nhận kỷ luật, nhận khuyết điểm? Sai phạm thì nói kiểm
điểm rất nghiêm túc, nhưng chỉ xin rút kinh nghiệm”.
Chống nội xâm khó vì không ai nhận kỷ luật, nhưng luật pháp
để làm gì?
“Hội Trùng Dương” là nhạc phẩm hay, lúc này nghe “Hội Trùng Dương” càng thấy ý nghĩa. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương chưa, hoặc không phải là nhạc sĩ ưu tú nhân dân, chưa. Không được nhận một bằng khen nào của chế độ ông sống. Nhưng ông được rất nhiều người vinh danh về tài năng và tâm huyết. Ông để lại cho đời những tác phẩm giá trị.
“Hội Trùng Dương”, hội tụ của ba con sông tại biển Đông, có tư tưởng lạc quan về tương lai của quê hương, đất nước. Vị nào muốn nghe toàn bài thì vào internet tha hồ chọn. Bài này không “down” nhạc, nhưng chép lại đoạn cuối để thay lời kết:
“Trùng Dương… Ba chị em là ba miền nhưng tình thương đã nối liền. Gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên. Hẹn nhau. Pha hòa lan bốn phương trời, đem tự do tranh đấu bao người, cho quê hương ấm no muôn đời/ giờ đây bao tâm tư, rộn ràng như câu thơ. Hội trùng dương tay tay siết chặc cùng hô. Dựng mùa vinh quang hứa đời tự do”.