“Kết quả là sản sinh ra một loạt trí mơ,
trí ngủ và trí hôn mê sâu, trí hèn, trí điếm mang danh trí thức nhan nhản khắp
mọi hội nghị, báo chí truyền thông.”
Niềm xấu hổ vì hiện trạng nền giáo dục nước nhà
Tạp
chí Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học tốt nhất
ở 24 nước châu Á. Nhật Bản
đứng đầu với 69 trường, Trung Hoa cộng sản thứ nhì với 54 trường, Ấn Độ 33 trường.
Không có trường đại học nào của Việt Nam trong bảng xếp
hạng này.
Những vị làm
trong ngành giáo dục Việt Nam nghĩ gì về điều này? Liệu các vị có cảm thấy xấu
hổ không? Tôi sợ là không. Nếu biết xấu hổ như những bậc trí thức lớn, biết đau
nỗi đau của dân tộc, biết buồn với nỗi buồn của dân tộc thì nền giáo dục Việt
Nam đã không giáo điều, nạn dậy thêm đã không hoành hành tra tấn và cướp đi tuổi
thơ của con trẻ dã man như vậy.
Giờ thì không thể
đổ lỗi cho chiến tranh nữa được rồi. Nhưng tôi rất ngạc nhiên bởi lượng tiến sĩ,
thạc sĩ hàng năm ở Việt Nam được sản xuất nhiều lắm cơ mà. Liệu có sự nhầm lẫn ở
đây không nhỉ?
Hay bởi nền giáo
dục của chúng ta đã đi trước thời đại nên những người đánh giá chưa đủ tầm để
nhận thức được sự vượt trội ấy?
Nhưng không phải.
Khi một cô giáo hiệu trưởng sẵn sàng bịt miệng học trò bị ô tô đâm gẫy đùi, tức
là phủ nhận sạch trơn nhận thức của một đứa trẻ và thuyết phục, bịt miệng hàng
trăm giáo viên, hàng nghìn học sinh để theo điều dối trá thì hệ thống giáo dục
đại học kém cỏi cũng là điều dễ hiểu.
Điều
cơ bản trong giáo dục đại học là động viên tư duy độc lập, suy nghĩ thấu đáo,
có khả năng xuyên suốt, mổ sẻ tách bạch vấn đề, có như vậy mới biết cách giải
quyết vấn đề một cách thông minh và hiệu quả. Ở Việt Nam sinh viên không được thể hiện chính kiến,
giáo viên và học sinh tham gia biểu tình vì môi trường, vì biển đảo là phiền phức
ngay.
Thử hỏi, nền
giáo dục như thế thì có khả năng đào tạo ra những trí thức dạng gì? Sinh viên
được hỏi về những vấn đề nóng bỏng của xã hội thì chỉ biết nhe răng cười, ấp
úng, bẽn lẽn: “À…. cháu… em không biết về
việc ấy ạ!” Rất ngoan ngoãn, lễ phép và “thuần phong mỹ tục” phải không?
Kết
quả là sản sinh ra một loạt trí mơ, trí ngủ và trí hôn mê sâu, trí hèn, trí điếm
mang danh trí thức nhan nhản khắp mọi hội nghị, báo chí truyền thông.
Tôi chỉ là một kẻ
ngoại đạo đối với sự nghiệp giáo dục, tôi chỉ dạy học sinh về võ đạo nhưng nhiều
khi đằng sau nụ cười kiên nhẫn khi trên lớp là cảm giác cay đắng và bất lực khi
trên mấy chục gương mặt học sinh tuyệt nhiên tôi không nhìn thấy sự mạnh mẽ về
tinh thần, sự tươi vui của tâm hồn con trẻ, sự khát khao làm điều gì cao đẹp
trong đời. Cả một không khí yếu đuối, bạc nhược bao trùm. Tôi cứ phải cố hét
to, nhìn sâu vào từng ánh mắt để đốt lên điều gì mạnh mẽ và đẹp đẽ.
Phải chăng tất cả
những sinh khí đẹp đẽ ấy đã bị lấy hết trong những giờ học dài đằng đẵng dưới
mái trường xhcn? Và chính những đứa con của tôi, tôi cũng có cảm giác như vậy.
Nỗ lực của người làm cha không đủ, bởi thời gian ta dành cho chúng chỉ là một
phần rất nhỏ trong ngày.
Để thế
hệ trẻ trở thành những con người mạnh mẽ, có lý tưởng thì cần cả một môi trường
rộng lớn bên ngoài gia đình.
Nào hãy tỉnh giấc
đi nào. Tôi
ước gì mình là một con gà trống có tiếng gáy thật vang Ò Ó O… để đánh thức các
vị dậy, sau đấy sẽ là một chén trà ngon thật mạnh để các vị tỉnh táo, là nước rửa
sạch mắt để các vị nhìn rõ mình, nhìn rõ nền giáo dục này đang ở đâu.
Và với một hy vọng nhỏ nhoi rất gần với tuyệt vọng,
tôi muốn khơi lên trong các vị đầu tiên là niềm xấu hổ vì hiện trạng nền giáo dục
nước nhà, sau đấy cao hơn là cảm giác nhục nhã.
Nhưng niềm hy vọng ấy có quá không nhỉ và tôi có bị
phiến diện, bi quan quá không khi nhìn về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
Châu
Đoan
(FB
Chau Doan)
Đọc thêm:
Đọc thêm:
Sinh
viên ĐH Bách khoa Hà Nội nghe phát biểu của Chủ tịch Microsoft Bill Gates,
22/4/2006
Tạp chí uy tín về giáo dục trên thế giới Times Higher Education mới đây công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học ở châu Á năm 2017. Không một
trường đại học nào của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Đảo quốc Singapore bé tí hon có tới 2 trường trong
nhóm 10 đại học đứng đầu châu Á là Đại học NUS tiếp tục giữ vị trí số 1 và Đại
học Công nghệ Nanyang đứng thứ tư. Trong khi vị trí thứ nhì thuộc về Đại học Bắc
Kinh của Trung Quốc. Đất nước có dân số khổng lồ này còn có 3 trường khác nằm
trong danh sách top 10.
Nhật Bản, cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới, có trường
Đại học Tokyo ở vị trí thứ 7, còn các trường Hàn Quốc nắm 3 vị trí cuối trong
danh sách 10 trường đỉnh cao.
Tính chung trong danh sách 300 trường hàng đầu châu
Á, tuy không giữ vị trí cao nhất nhưng Nhật có nhiều trường nhất với 69 trường,
kế đến là Trung Hoa cộng sản với 54 trường, Ần Độ 33 trường, và Hàn Quốc 26 trường.
Trong số các nước láng giềng ASEAN có nền kinh tế
không chênh lệch quá lớn so với Việt Nam, Thái Lan có nhiều trường lọt vào danh
sách này nhất với 10 trường. Mã Lai có 9 trường, Nam Dương có 2 và Phi Luật Tân
có 1.
Bảng xếp hạng của Times Higher Education
căn cứ vào việc tính điểm trong 4 lĩnh vực. Thứ nhất là giảng dạy, chiếm 25% số
điểm, trong đó riêng danh tiếng học thuật chiếm 10%.
Lĩnh vực nghiên cứu chiếm 30% số điểm. Tầm
ảnh hưởng nghiên cứu cũng chiếm 30%, cách tính điểm là dựa trên số lần công
trình nghiên cứu của trường được các học giả toàn cầu trích dẫn.
Lĩnh vực cuối cùng chiếm 15% số điểm bao
gồm triển vọng quốc tế và chuyển giao kiến thức. Triển vọng quốc tế được đánh
giá dựa vào tỷ lệ sinh viên trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên trong và
ngoài nước và hợp tác quốc tế. Chuyển giao kiến thức được xem là thu nhập của
trường từ việc bán nghiên cứu cho các doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, các trường
đại học nước ngoài rất quan tâm đến việc được đánh giá, xếp hạng bởi các tổ chức
quốc tế uy tín, vì điều này nói lên năng lực và uy tín học thuật, chất lượng
đào tạo và khả năng cạnh tranh của họ. Những yếu tố này có tính quyết định đến
việc thu hút sinh viên cũng như các khoản tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu.
Trong khi đó, các trường Việt Nam lâu nay xem nhẹ,
thậm chí né tránh điều này. Tiến sĩ Vương
Quân Hoàng, người được đào tạo ở Bỉ và hiện giảng dạy tại Viện Quản trị
Kinh doanh FPT, nói với VOA:
“Nếu như các trung tâm giáo dục, nghiên cứu của mình mà vẫn
chưa đặt nghị sự lớn vào việc tạo ra tri thức và công bố cọ sát toàn cầu thì khả
năng để lọt vào những bảng những trường trên cùng này là rất khó khăn.
Thế mà bây giờ vẫn còn tranh cãi nhiều lắm. Một số nơi vẫn tìm kiếm những đặc
thù để né tránh. Nó cũng nói lên cái nhược điểm hiện giờ của hệ thống công bố
khoa học ở trong nước. Nó có liên quan đến phẩm chất giáo dục”.
Tiến sĩ Hoàng lưu ý rằng khi các trường đại học
không có phẩm chất tốt, không có khả năng cạnh tranh ở tầm quốc tế, điều đó
cũng có những hậu quả kinh tế. Ông nói:
“Nguyên nội cái chuyện các trường đại học họ tăng được năng lực
và giữ được sinh viên giỏi ở trong nước thôi thì nó tăng khả năng tự chủ của
các trường đại học và cái danh tiếng trong tương lai. Cái thứ hai là
cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi vì đào tạo ở Việt Nam dẫu sao chăng nữa
cũng rẻ hơn rất nhiều so với các nước. Và cũng rất tự nhiên là nếu anh có danh
tiếng và khả năng cọ sát toàn cầu thì khả năng hợp tác của anh với khu vực công
thương và chính sách mới mạnh lên. Rất nhiều trung tâm nghiên cứu của mình là
không có danh tiếng và thương hiệu cần thiết để lọt vào những cuộc chơi đòi hỏi
cái uy tín rất là gắt gao, thế thì đó là thiệt hại thực tế thấy rõ ngay. Nếu mà
trong nền kinh tế mà Việt Nam cái gì cũng phải mang nguồn lực ở nước ngoài vào
thì nói thẳng thắn là mình lệ thuộc nhiều quá”.
Một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng bình luận với VOA rằng giáo
dục đào tạo có “độ vênh” so với thực tế khi nhiều người tốt nghiệp đại học
không tìm được việc làm. Ông nói phẩm chất đào tạo người lao động là một trong
những nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với các nước
trong khu vực.
Một báo cáo mới đây của 2 nhà nghiên cứu thuộc Đại học
Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội chỉ ra rằng mức tăng năng suất
lao động của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây đã thấp hơn Lào.