06.03.2017

Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng (06.03.2017)

Tin Tổng Hợp Liên Quan đến Biển Đông và Trung cộng 
(06.03.2017)


Trung cộng tiếp tục bành trướng Biển Đông bằng đảo nhân tạo, giàn khoan lớn

Trung cộng sẽ xây dựng thêm nhiều đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông với ngân sách quốc phòng cao nhất từ trước đến nay.

Ông Lưu Hiểu Giang trả lời báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội tại Bắc Kinh, khai mạc hôm Chủ nhật 5/3. Ảnh: SCMP.

Chính sách của Trung cộng trong vấn đề Biển Đông thời gian tới sẽ như thế nào là một trong những vấn đề được giới truyền thông quốc tế quan tâm đặc biệt bên lề sự kiện hai kỳ họp (Chính hiệp và Quốc hội) đang diễn ra tại Bắc Kinh.


South China Morning Post, Hồng Kông ngày 6/3 cho biết, Lưu Hiểu Giang – Đô đốc, cựu Chính ủy Hải quân Trung cộng (2008 – 2014) nói với các phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội nước này rằng hải quân Trung cộng sẽ phải đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các quyết sách ngày càng leo thang trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (phi pháp, vô lý) ở Biển Đông. Ông Giang nói:

“Vai trò của hải quân Trung Hoa sẽ lớn hơn và quan trọng hơn. Trung Hoa là một quốc gia hàng hải, chúng tôi cần bảo vệ quyền lợi hàng hải và phát triển lợi ích của mình, do đó vai trò của hải quân ngày càng quan trọng hơn”.

Quân đội Trung cộng ngày càng chuyển trọng tâm tác chiến xuống phía Nam. Tháng trước họ đã phá vỡ truyền thống nhiều thập kỷ khi bổ nhiệm một sĩ quan hải quân, Phó Đô đốc Viên Dự Bách – Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải làm Tư lệnh Chiến khu Nam, thay vì các sĩ quan lục quân như lâu nay.
Bình luận về việc bổ nhiệm Viên Dự Bách, ông Lưu Hiểu Giang nhận xét: “Điều này cho thấy vai trò của Bộ Tư lệnh chiến khu Nam. Bảo vệ quyền lợi của Trung Hoa ở Biển Đông là rất quan trọng”.

China Topix ngày 5/3 cho biết rằng, trong buổi chủ trì họp báo hôm thứ Bảy trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung cộng, bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và là người phát ngôn của kỳ họp đã tiết lộ một thông tin hết sức đáng chú ý là Trung cộng sẽ xây dựng thêm nhiều đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông với ngân sách quốc phòng cao nhất từ trước đến nay.

„Mỹ có thể vẫn lo ngại chúng tôi sẽ bắt kịp hoặc vượt qua Hoa Kỳ. Trên thực tế Trung Hoa là một nước đang phát triển, vẫn còn khoảng cách rất lớn nếu so với năng lực của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên việc xây dựng, phát triển của quân đội Trung Hoa vẫn cần tiếp tục, đó là yêu cầu để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của chúng tôi”.

Về ngân sách quốc phòng, ngày 5/3 Bộ Tài chính Trung cộng tiết lộ con số thực tế rót cho quân sự năm 2017 là 1044 tỉ nhân dân tệ, tương đương 151 tỉ USD, mức cao nhất trong lịch sử. Bà Phó Oánh cũng không đưa ra số tiền này, chỉ tiết lộ ngân sách quân sự Trung cộng năm nay tăng khoảng 7% so với năm ngoái.

Riêng tờ South China Morning Post ngày 5/3 cho biết, Trung cộng vừa ra mắt giàn khoan dầu lớn nhất thế giới Bluewhale I, có thể khoan sâu 3658 mét vào lòng biển. Đài truyền hình quốc gia Trung cộng CCTV hôm thứ Bảy đưa tin, Bluewhale I được thiết kế để khoan, hút dầu ở Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dồi dào ở những vùng biển sâu 3000 mét hoặc sâu hơn. 

South China Morning Post nhận xét, việc Trung cộng đóng giàn khoan khổng lồ đã từng gây ra những lo ngại và căng thẳng với 2 nước láng giềng Nhật Bản, Việt Nam.



Biển Đông: Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ tuần tra, Trung cộng lặng thinh

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang tuần tra trên vùng biển giữa hòn đảo cực nam Trung cộng là đảo Hải Nam đến bãi cạn Scarborough. Trung cộng đã chiếm bãi cạn này năm 2012 từ tay Phi Luật Tâns, nhưng hải quân Mỹ cho biết đã không có sự cố nào xảy ra trong hai tuần thực hiện tuần tra trong vùng biển này, AP ngày 4/3 ghi nhận.

Nhóm tác chiến của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang tuần tra trên Biển Đông

Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra trên Biển Đông để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực tranh chấp, một đô đốc Hoa Kỳ đã tuyên bố hôm 3/3 vừa qua, giữa lúc những câu hỏi đang được đặt ra về việc liệu Mỹ có thay đổi sự can thiệp vào một trong những điểm nóng tiềm tàng nhất châu Á.

“Chúng tôi vẫn sẽ có mặt ở đây,” đô đốc James Kilby khẳng định trên hàng không mẫu hạm Carl Vinson khi tàu này đi qua vùng biển yên bình với các máy bay chiến đấu F18 cất cánh trên các bệ phóng và bay vút lên từ hàng không mẫu hạm này.

Đô đốc Kilby nói: “Chúng tôi đã hoạt động ở đây trong quá khứ, và chúng tôi vẫn sẽ hoạt động ở đây trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục trấn an các đồng minh của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục chứng minh rằng vùng biển quốc tế là vùng biển mà mọi người đều có thể đi lại, thực hiện các hoạt động giao thương và đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới tất cả mọi người.”

Hải quân Mỹ đã đưa một nhóm nhà báo lên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong một cuộc tuần tra thông thường trên Biển Đông, một trong những điểm nóng an ninh trên thế giới. Đây là nhiệm vụ mà hải quân Mỹ đã thực hiện trong nhiều thập kỷ.

Một nhà chức trách Mỹ cho biết hoạt động triển khai đội tấn công hàng không mẫu hạm Carl Vinson trên Biển Đông diễn ra một tháng sau khi ông Trump nhậm chức đã báo hiệu Mỹ có ý định hiện diện quân sự chủ động hơn trong khu vực.

Cùng với một số khu trục hạm mang hoả tiễn hành trình và phi cơ, hàng không mẫu hạm Carl Vinson bắt đầu thực hiện các hoạt động thông thường trên Biển Đông kể từ 18/2.

Máy bay F/A 18 xuất kích từ hàng không mẫu hạm Vinson

Các viên chức Hoa Kỳ từ chối bình luận về việc có phải đội hàng không mẫu hạm có thực hiện hoạt động tự do hàng hải, quyền mà Mỹ đã từng khẳng định hay không. Dưới thời tổng thống Obama, hải quân Mỹ đã tiến sát đến các đảo nhân tạo do Trung cộng bồi lấp trái phép trên Biển Đông, kích động Trung cộng đưa ra lời cảnh báo và phản đối.

Các quan chức hải quân Mỹ thông báo hàng không mẫu hạm Carl Vinson đang tuần tra trên vùng biển giữa hòn đảo cực nam của Trung cộng là đảo Hải Nam đến bãi cạn Scarborough phía tây bắc Phi Luật Tân. Trung cộng đã chiếm bãi cạn này năm 2012, sau một vụ căng thẳng với các tàu của chính phủ Phi Luật Tân.

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson.

Thiếu tướng James Kilby, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ gồm một hàng không mẫu hạm và nhiều tàu chiến ở Biển Đông, được dẫn lời nói rằng nói cuộc tuần tra này không phải để chứng tỏ sức mạnh mà để thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thiếu tướng James Kilby, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ gồm một hàng không mẫu hạm và nhiều tàu chiến ở Biển Đông.



Việt Nam ‘xua đuổi’ tàu cá Trung cộng 


Lực lượng tuần duyên Việt Nam trên Biển Đông. (Ảnh tư liệu)

Theo tin từ trong nước, hôm 3/3, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã “tổ chức truy đuổi, vây bắt” 2 tàu cá của Trung cộng xâm phạm vùng biên Việt Nam và đã “tổ chức phóng thích” 2 tàu này và “xua đuổi” chiếc tàu thứ ba ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Theo VnExpress, sau khi nhận được tin báo có một tốp tàu cá Trung cộng đang đánh bắt thủy sản trái phép ở vùng biển cách cửa Gianh khoảng 40 cây số, bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã đưa 2 tàu và 16 cán bộ “xuất kích”, “đẩy đuổi” các tàu cá.

Lực lượng biên phòng đã bắt được 2 chiếc tàu và 9 ngư dân Trung cộng. Sau khi kiểm tra, lập biên bản vi phạm, lực lượng chức năng của Việt Nam đã phóng thích các tàu này và “xua đuổi” tàu cá còn lại ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Trung cộng gần đây ra thông báo chính thức cấm đánh bắt cá trong thời gian từ ngày 1/5 đến 16/8 ở Biển Đông, bao gồm một số khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trả lời báo giới hôm 28/2, người phát ngôn Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ lập lại:  “Quyết định đơn phương này của Trung Hoa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” và “Việt Nam kiên quyết và bác bỏ Quy chế này của phía Trung Hoa”.



Việt Nam điều thêm tàu kiểm ngư bảo vệ ngư dân

Tàu kiểm ngư Việt Nam. Courtesy LĐ

Nhiều tàu kiểm ngư Việt Nam sẽ được tập trung tại những khu vực biển mà Trung cộng đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5 cho đến giữa tháng 8 tại Biển Đông.

Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết mục tiêu của biện pháp đưa thêm tàu kiểm ngư đến khu vực chỉ định nhằm để bảo vệ và hổ trợ cho ngư dân Việt Nam.

Trong cuộc họp báo diễn ra vào sáng ngày 3 tháng 3 ở Hà Nội, đại diện Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam, ông Vũ Duyên Hải, phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế thuộc Tổng Cục Thủy sản lặp lại quan điểm của chính quyền Hà Nội là quyết định đơn phương từ phía Trung cộng cấm không cho đánh bắt hải sản tại Biển Đông đưa ra hôm 27 tháng 2 là vô lý, vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các qui định quốc tế.

Theo ông Vũ Duyên Hải, hành động của Trung cộng làm cho tình hình tranh chấp tại Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho việc khai thác hải sản tại các ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.

Trước hành động phi lý của Trung cộng, ngoài việc lên tiếng phản đối cơ quan chức năng Việt Nam huy động lực lượng kiểm ngư cũng như khuyến cáo ngư dân nên đi đánh bắt theo tổ đội, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau và  liên lạc với lực lượng kiểm ngư để được hổ trợ.

Cũng tin liên quan, ngành du lịch Hoa Lục vừa cho một tàu du lịch xuất phát đến quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung cộng cưỡng chiếm hoàn toàn từ Việt Nam Cộng Hòa cách đây hơn 40 năm.

Tân hoa xã loan tin tàu du lịch có tên Trường Lạc Công Chúa vào ngày 2 tháng 3 bắt đầu chuyến đi từ thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Trên tàu có hơn 300 hành khách tham gia tuyến du lịch sinh thái bốn ngày ba đêm đến 4 đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa.

Đây là chuyến hành trình đầu tiên nằm trong chương trình của Tập đoàn Vận tải Eo biển Hài Nam mở vào năm 2013. Chiếc tàu Trường Lạc Công Chúa này có sức chứa gần 500 người. Tàu dài 126 mét, rộng 20 mét và cao hơn 7 mét, lượng giãn nước hơn 12 ngàn tấn.

Vào tháng 6 năm ngoái, Trung cộng cũng tiết lộ kế hoạch xây dựng những khách sạn, biệt thự và cửa hàng mua sắm trên nhóm đảo Lưỡi Liềm; bên cạnh đó là những dự án du lịch nghỉ dưỡng sang trọng tại các đảo chiếm đóng ở Biển Đông.


Bộ trưởng Phi Luật Tân viếng hải đội Mỹ tuần tra Biển Đông

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đang hoạt động tuần tra trên Biển Đông.REUTERS/Erik De Castro

Một phái đoàn chính phủ Phi Luật Tân và báo chí quốc tế đến thăm hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson. Đơn vị « hải chiến » của hạm đội 3 đón tiếp bộ trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tâns Delphin Lorenzan khi đang hoạt động giữa đảo Hải Nam của Trung cộng và đảo đá ngầm Scarborough của Phi Luật Tân, bị Trung cộng lấn chiếm vào năm 2012.

Theo phát ngôn viên toà đại sứ Mỹ tại Manila được Japan Times trích dẫn, ngày hôm nay 05/03/2017, đại sứ Mỹ tại Manila, Sung Kim, đã hướng dẫn một phái đoàn chính phủ của tổng thống Rodrigo Duterte gồm bộ trưởng Quốc Phòng Delphin Lorenzan, bộ trưởng Tài Chính Carlos Dominguez, bộ trưởng Tư Pháp Vitaliano Aguire, cùng với ba sĩ quan an ninh đến thăm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, đang tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02 đến nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tâns Delfin Lorenzana.

Trên tàu USS Carl Vinson, phái đoàn bộ trưởng Phi Luật Tân có dịp trao đổi với tư lệnh lực lượng hải chiến và quan sát chiến đấu cơ F-18 lên xuống tuần tra. Theo tuyên bố của phó đô đốc James Kilby, Hoa Kỳ tiếp tục chứng minh vùng biển quốc tế này là nơi hải thuyền nào cũng có thể tự do đi lại và thương thuyền nào cũng được tự do giao thông.

Tờ Washington Post và Japan Times nhận định rằng chuyến thăm cho thấy sự tiếp xúc cấp cao giữa quan chức Phi Luật Tâns và quân đội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dù Tổng thống Phi Luật Tâns Rodrigo Duterte “dọa” sẽ giảm bớt sự hợp tác với các lực lượng Mỹ trong khi ngả về Trung cộng và Nga.

Chưa thấy Bắc Kinh phản ứng ra sao về sự kiện quan chức cao cấp quốc phòng, tư pháp và an ninh Phi Luật Tân thăm đơn vị hải chiến của Mỹ được thành lập để hoạt động trong vùng căng thẳng Tây Thái Bình Dương và đang tuần tra trong khu vực mà Bắc Kinh gọi là thuộc « chủ quyền không thể tranh cãi ».

Một sĩ quan của USS Carl Vinson cho các phóng viên biết là họ đang ở vị trí giữa Hải Nam, đảo cực nam của Trung cộng và bãi đá ngầm Scarborough của Phi Luật Tâns, bị Trung cộng kiểm soát từ năm 2012.



Trung cộng đưa giàn khoan lớn nhất ra biển

Trung cộng đã hoàn thành giàn khoan dầu Bluewhale 1, giàn khoan thăm dò lớn nhất thế giới và được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở Biển Đông. Những chỉ số về giàn khoan này khiến bất cứ ai cũng phải kinh ngạc về sức mạnh của nó. Hiện tranh chấp quanh vấn đề chủ quyền tại biển đông vẫn chưa ngã ngũ và còn tranh cãi rất nhiều.

Theo South Morning China Post, giàn khoan Bluewhale 1 có tổng tải trọng 42.000 tấn là giàn khoan thăm dò lớn hơn, có khả năng khoan sâu hơn và khoan nhanh hơn trong vùng biển tranh chấp với các quốc gia láng giềng của Trung cộng.

Giàn khoan thăm dò khổng lồ mới của Trung cộng

Đài truyền hình Trung ương Trung cộng CCTV ngày 4.3 đã giới thiệu về giàn khoan thăm dò lớn nhất và các khả năng khoan sâu nhất này.

Theo CCTV, giàn khoan Bluewhale 1 có tổng diện tích sàn tương đương với một sân bóng đá, có thể hoạt động ở vùng biển có đáy sâu tới 3658 mét và khoan sâu tới 15.240 mét vào võ trái đất.

Truyền thông Trung cộng khẳng định giàn khoan thăm dò nước sâu nói trên được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại Biển Đông nơi dầu chưa được khai thác có thể nằm sâu dưới 3.000 mét.

CCTV cũng cho biết thêm giá thành của giàn khoan này là 700 triệu USD, tương đương với hai chiếc Airbus A380 jumbo và với tổng trọng lượng 42.000 tấn thì giàn khoan Bluewhale 1 cao như một tòa nhà 37 tầng trên mặt nước biển.

Theo nhà sản xuất CIMC Raffles tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông thì giàn khoan Bluewhale 1 có tốc độ hoạt động nhanh hơn khoảng 30% so với các giàn khoan thăm dò khác của Trung cộng. Lý do của việc này là do giàn khoan Bluewhale 1 được sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài như của Siemens, Đức.

CNPC chủ sở hữu của Bluewhale 1 cho biết giàn khoan khổng lồ này đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi chính thức đưa vào hoạt động từ tháng trước.

Hồi năm 2014, Trung cộng đã khiến căng thẳng ở khu vực tăng cao khi đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam khoan thăm dò phi pháp.

Tin RFA, VOA, VietBF, VietTimes