14.04.2017

Chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu: Cần đồng bào trong nước tiếp tay

Chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu: Cần đồng bào trong nước tiếp tay
Formularbeginn

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 3 tháng 4 vừa rồi, BPSOS công bố danh sách đợt 1 gồm 25 viên chức chính quyền để vận động Hành Pháp Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Danh sách đợt 2 sẽ được công bố cuối tháng 4. Bốn danh sách còn lại sẽ được lần lượt công bố trong 4 tháng sau đó. Cả 6 danh sách gồm tổng cộng 168 nhân vật liên can đến các hành vi đàn áp nhân quyền nghiêm trọng. Con số này đang được tiếp tục bổ sung.


Chế tài vì đàn áp nhân quyền

Cho đến nay chúng tôi tập trung vào thành phần đối tượng thứ nhất của Luật Magnitsky Toàn Cầu gồm có các giới chức chính quyền vi phạm và các cá nhân, nhóm hay tổ chức làm công cụ cho họ. Đối với số giới chức mà chúng tôi tuần tự công bố danh tính, chúng tôi cần đồng bào ở trong nước giúp 2 việc sau:

(1)    Cung cấp thêm thông tin cá nhân dùng để nhận diện trong trường hợp chính phủ Hoa Kỳ cấm nhập cảnh, như ngày tháng năm sinh, hình chụp, số chứng minh nhân dân, số passport… Ngoài ra có một ít trường hợp chúng tôi hiện chưa có đầy đủ tên họ. Chúng tôi biết rằng lấy những thông tin này sẽ không dễ, và do đó cần sự chú ý và hợp tác của số đông người ở trong nước; mỗi người có thể chỉ biết được một ít chi tiết, nhưng khi ráp lại thì chúng tôi có thể có đủ thông tin để cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ.

(2)    Theo dõi tình trạng của những nhân vật đã được công bố danh tính. Qua đó, chúng tôi muốn biết động thái của các cấp trên của họ. Chẳng hạn, nếu một Giám Đốc Sở Công An Tỉnh hay Thành Phố đã bị đưa vào danh sách thủ phạm đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhưng không bị điều tra hay trừng phạt mà lại còn được thăng thưởng, thì đó là dấu hiệu của sự bao che hay đồng loã của cấp trên. Thông tin này sẽ giúp chúng tôi “leo thang” trong việc truy trách nhiệm lên các cấp cao hơn.

Chế tài vì tham nhũng lớn

Luật Magnitsky Toàn Cầu không chỉ nhắm vào các thành phần vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, mà còn nhắm vào các giới chức chính quyền dính líu đến tham nhũng lớn và những ai làm công cụ cho họ, dù không thuộc hệ thống chính quyền. Cho đến nay, BPSOS mới chỉ khai thác phân nửa Luật Magnitsky Toàn Cầu, nhắm vào các thành phần vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong thời gian tới đây, chúng tôi cần sự hợp tác của đồng bào ở trong nước để khai thác phân nửa còn lại, nhắm vào thành phần tham nhũng lớn. Theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, họ bao gồm:



Chùa An Cư và quang cảnh nhà dân bị đập phá quanh chùa, Sơn Trà, Đà Nẵng

  • Các giới chức chính quyền, hoặc cộng sự viên gần gũi của họ, có trách nhiệm hoặc toa rập trong việc chỉ thị, kiểm soát, hoặc điều động những hành vi tham nhũng đáng kể, kể cả cưỡng chiếm của tư hay công cho lợi ích cá nhân, tham nhũng trong các hợp đồng của nhà nước hoặc trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhận hối lộ, hoặc tạo điều kiện hay chuyển ra ngoại quốc lợi nhuận lấy được từ hành vi tham nhũng.
  • Những ai tiếp tay, bảo trợ hay cung cấp sự hỗ trợ tài chính, vật thể hay kỹ thuật, hoặc hàng hoá hay dịch vụ để hỗ trợ cho một hành vi tham nhũng lớn.
Một hình thức tham nhũng lớn điển hình và phổ biến ở Việt Nam được thể hiện qua chính sách thu hồi đất. Lấy danh nghĩa “vì công ích”, nhiều giới chức chính quyền đã toa rập cùng với các nhóm lợi ích tư nhân để cướp đất của dân và của các cộng đồng tôn giáo hay bản địa và lấy tiền bỏ túi. Đây là tình trạng đã xảy ra đối với Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng trước đây, và đang xảy ra ở Sơn Trà, Đà Nẵng hiện nay mà Chùa An Cư là trường hợp được nhiều người biết đến. Kiểu cách tham nhũng này gây nên hiện tượng “dân oan” ngày càng tràn lan ở khắp Việt Nam. Nạn cướp đất là một trong 3 trọng tâm chính của BPSOS trong quốc tế vận năm nay.

Dĩ nhiên còn nhiều hình thức tham nhũng lớn khác nữa.

Chúng tôi muốn truy danh tính của những giới chức chính quyền liên can và chứng cớ của hành vi tham nhũng của họ. Nếu có thông tin, xin gửi về bpsos@bpsos.org.

Vì trang Mạch Sống và các trang mạng của BPSOS đều bị chặn bởi tường lửa ở Việt Nam, chúng tôi xin đồng bào ở trong và ngoài nước giúp phổ biến lời kêu gọi này.

Danh sách công bố đợt 1:

(1)    Đại Tá Vũ Văn Lâu, Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Gia Lai
(2)    Đại Tá Nguyễn Văn Long, Giám Đốc Sở Công An Thành Phố Pleiku
(3)    Đại Tá Nguyễn Văn Trạch, nguyên Phó Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Gia Lai
(4)    Trung Tá Nguyễn Đình Oánh, Trại Giam T20, Tỉnh Gia Lai
(5)    Đại Uý Nguyễn Anh Tuấn, Trại Giam T20, Tỉnh Gia Lai
(6)    Trung Uý Trần Cao Cương, Trại Giam T20, Tỉnh Gia Lai
(7)    Thiếu Tá Hoàng Đức Giang, Trại Tù An Phước, Tỉnh Bình Dương
(8)    Đại Uý Đinh Ngọc Quỳnh, Trại Tù An Phước, Tỉnh Bình Dương
(9)    Ông Huỳnh Văn Trà, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Phường Hoa Lư, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai
(10)  Ông Nguyễn Văn Bằng, Tổ Trưởng Tổ 10, Phường Hoa Lư, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai
(11)  Ông Quốc Anh, Công An Tỉnh Gia Lai
(12)  Ông Hải, Công An PA88 Tỉnh Gia Lai
(13)  Ông Nguyễn Văn Xứng, Trưởng Công An Phương Hoa Lư
(14)  Ông Đỗ Công Yến, Công An Phường Hoa Lư
(15)  Ông Thảo, Công An Thành Phố Pleiku
(16)  Ông Lê Văn Hà, Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(17)  Ông Nguyễn Chương, Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(18)  Ông Nguyễn Hồng Vũ, Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(19)  Ông Võ Tiến Sĩ, Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(20)  Ông Phạm Bá Sơn, Thẩm Phán Toà Phúc Thẩm Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(21)  Ông Hoàng Bá Diệp, Thẩm Phán Toà Phúc Thẩm Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(22)  Ông Vũ Thanh Liêm, Thẩm Phán Toà Phúc Thẩm Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(23)  Ông Trần Đức Kiên, Thẩm Phán Toà Phúc Thẩm Nhân Dân Tỉnh Gia Lai
(24)  Ông Nguyễn Văn Biên, nhân viên trại giam T20, Tỉnh Gia Lai
(25)  Bà Quách Thị Hạnh, nhân viên trại giam T20, Tỉnh Gia Lai

Ngày 13 tháng 4, 2017

Đọc thêm: