Vì sao Sri Lanka nợ Trung cộng ngập đầu ngập cổ?
Yogita
Limaye
Trung cộng đang đầu tư
hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng và phát triển ở Sri Lanka, nhưng nhiều người
dân địa phương cảm thấy đất nước này đang bị bán cho người Tàu cộng.
Bản
quyền hình ảnh AFP Image captionHàng trăm nhà hoạt động và các nhà sư Phật
giáo phản đối các đầu tư của Trung cộng tại Hambantota hồi đầu năm nay
Thông thường các con đường dẫn đến các cảng châu Á
luôn sôi động. Xe tải chở đầy hàng. Các cửa hàng nhỏ là nơi tài xế xe tải và
công nhân dừng chân nghỉ ngơi.
Cảng Hambantota ở miền nam Sri Lanka lại khác hẳn.
Mặc dù mở cửa đã bảy năm, con đường dẫn vào cảng dường
như hầu không một vết chân.
Image caption Cảng Hambantota được
xây dựng bằng tiền vay của Trung cộng
Và khi chúng tôi tìm thấy cảng này (biển báo không
phải là điểm mạnh của cảng ày, và người dân địa phương dường như không biết nó ở
đâu) thì xe của chúng tôi là chiếc duy nhất tới đây.
Ngoài một vài nhân viên an ninh đi cùng chúng tôi
thì chẳng có ai ở đó. Một chiếc xe dùng để chở xe hơi từ từ rời khỏi cảng, sau
khi đã thả hàng xuống cảng từ công ty xe hơi khổng lồ của châu Á. Nhưng tàu nhận
hàng phải hai ngày nữa mới tới.
Với một cảng có chi phí hơn 1 tỷ đô la thì kinh
doanh như vậy là không đủ.
'Không đủ tiền chi trả'
Hambantota được một công ty Trung cộng xây dựng từ
tiền tài trợ từ các khoản tiền vay của Trung cộng.
Nhưng nay Sri Lanka đang vật lộn để hoàn trả khoản nợ
đó, và vì thế đã ký một thỏa thuận để cho một công ty Trung cộng cổ phần ở cảng
này như một hình thức trả một phần món nợ đó.
Bản quyền hình ảnh AFP Image
caption Ravi Karunanayake từng là Bộ trưởng Tài chính nhưng khi lên nắm chức vụ
Ngoại trưởng tuần này, ông nói Sri Lanka cần "quảng bá chính mình"
Các điều khoản của thỏa thuận vẫn đang được tranh luận
tại quốc hội Sri Lanka, nhưng cổ phần cho công ty này có thể lên đến 80%.
Cách nhìn nhận về cảng Hambantota là nó sẽ đem lại
nhiều tàu bè hơn đến Sri Lanka và giảm áp lực lên cảng Colombo, một trong những
bến cảng chở container quan trọng nhất ở châu Á.
Sri Lanka nằm trên tuyến đường biển mà các tàu chở dầu
đi từ Trung Đông sử dụng mà an ninh năng lượng là lý do chính khiến Trung cộng
muốn đầu tư.
Image caption Hải cảng Hambantota
đang vật lộn để kiếm ra tiền
Đồng thời nó lại thích hợp với sáng kiến gây tranh
cãi Một vành đai, một con đường của Trung cộng xây dựng các tuyến đường bộ, đường
sắt và đường biển để thúc đẩy thương mại với các nước trên thế giới.
Người dân địa phương nổi
giận
Hambantota không kiếm ra tiền một phần vì nó khá cô
lập. Không có trung tâm công nghiệp nào gần đó, không có các khách hàng tự
nhiên ngay ngưỡng cửa.
Nhưng nay Trung cộng sẽ kiểm soát cảng này và đó là
vấn đề mà họ muốn thay đổi. Họ đang nói chuyện với chính phủ về kế hoạch tạo ra
một khu kinh tế lớn - mua 15.000 mẫu đất để xây dựng nhà máy và văn phòng.
Nhưng nhiều người sống trong khu vực không muốn rời
bỏ nhà cửa và trang trại của mình.
Tại một ngôi làng nhỏ gần bến cảng, người dân địa
phương đã rất tức giận trước kế hoạch này. Hồi tháng Giêng, nhiều người trong số
họ tham gia một cuộc biểu tình lớn phản đối xây dựng trung tâm đầu tư.
Cảnh sát đã dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán người
phản đối. Một số người biểu tình đã bị tống giam nhiều tuần lễ, và điều đó càng
làm người dân thêm tức giận.
Nhưng những thỏa thuận này dường như là cách tốt nhất
để Sri Lanka trả được một phần trong số 8 tỷ đô la vay của Trung cộng.
Lãng phí tiền bạc
Tổng nợ của hòn đảo này là 64 tỷ đô la.
Khoảng 95% tổng thu ngân sách của chính phủ là để trả nợ.
Và khi một phần tiền vay mượn dường như đã bị lãng
phí vào cơ sở hạ tầng không có một dấu hiệu nào cho thấy đem lại lợi nhuận, thì
điều đó còn tai hại hơn.
Tại sân bay quốc tế, cách Hambantota chừng 30km, chỉ
có 5 chuyến bay mỗi tuần phục vụ vài trăm hành khách.
Image caption Sân bay Mattala Rajapaksa chỉ có vài
chuyến bay một tuần
Rồi một trung
tâm hội nghị hiện đại mà hầu như không được sử dụng, và một sân chơi criket nay
chỉ thỉnh thoảng được cho thuê làm đám cưới.
Tạo công ăn việc làm
Tuy nhiên, không
phải tất cả những phát triển của TC ở Sri Lanka đều đã thất bại.
Đường xá và đường
cao tốc đang được đặt làm trên khắp đất nước, và một số đã thực sự rút ngắn thời
gian đi lại giữa các thị trấn và thành phố. Điều này đã góp phần thúc đẩy du lịch,
nguồn thu nhập ngoại tệ lớn nhất của nước này.
Nhiều dự án do Trung
cộng tài trợ đã được lên kế hoạch và xây dựng trong nhiệm kỳ của Tổng thống
Mahinda Rajapaksa, và được đưa về đơn vị bầu cử của ông.
Không thể từ chối
Một
chính phủ mới lên nắm quyền năm 2015 đã hứa hẹn sẽ giảm bớt phụ thuộc của Sri
Lanka vào Trung cộng, nhưng những áp lực tài chính đang buộc họ đi theo đường
mòn đó.
Ban đầu họ đã
ngưng một dự án lớn của Trung cộng đầu tư - một thành phố hoàn toàn mới được dự
định xây dựng ở bờ biển Colombo trên vùng đất khai hoang.
Nhưng con số 1,4
tỷ đô la mà dự án mang lại là quá lớn để có thể từ chối, và việc xây dựng này
đã được tái tục vào năm ngoái.
Bản
quyền hình ảnh CHEC Image caption Các nhà xây dựng nói một thành phố mới sẽ
trở thành trung tâm tài chính ở Nam Á
Người ta hy vọng
là nó sẽ trở thành một thành phố hiện đại vào năm 2040, với những tòa nhà sầm uất
của các công ty, những căn hộ lấp lánh, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bãi biển,
trung tâm thương mại và cả bến du thuyền. Phần đầu của dự án sẽ hoàn tất và đưa
vào sử dụng trong hai năm tới.
'Bảo vệ, không bán'
Một lần nữa,
chính phủ đã phải đối mặt với sự phản đối. Các nhóm ngư dân và người dân địa
phương tổ chức biểu tình phản đối.
Một số người lo
ngại về tác động môi trường của dự án. Họ không được thuyết phục trước các
nghiên cứu của các cơ quan chính phủ, những người đã cho phép thực hiện dự án.
Image
caption Một ngư dân, ông Aruna Roshantha, nói người dân Sri Lanka không muốn đất
đai của họ bị giao cho nước ngoài
Nhưng nhiều người cũng lo ngại về ảnh hưởng ngày
càng tăng của Trung cộng ở đất nước này.
"Chúng
tôi không thích đất đai của mình bị giao cho Trung cộng", Aruna
Roshantha, một ngư dân nói.
"Không
chỉ Trung cộng mà nếu bất cứ đất nước nào đến và lấy đất của Sri Lanka, chúng
tôi cũng không thích. Chính phủ nên bảo vệ đất đai của chúng tôi chứ không bán
nó".
Hiện tại, chính phủ Sri Lanka không có nhiều cơ hội
để đàm phán.
Và Bộ trưởng Ngoại giao Ravi Karunanayake nói họ cần
phải mở rộng vòng tay đón chào tất cả.
"Chúng
tôi muốn người Ấn Độ đến đây, chúng tôi muốn người Trung Hoa đến đây, chúng tôi
muốn người Nhật Bản đến đây. Người Hàn Quốc hoặc người châu Âu, chúng tôi đều
không có vấn đề gì hết.
"Về
cơ bản, chúng ta cần quảng bá về mình và quảng bá trên cơ sở nhất quán, và dùng
ngoại giao kinh tế là công cụ quảng bá cho Sri Lanka."
Yogita
Limaye (Phóng
viên BBC tại Sri Lanka)