24.06.2019

Biểu tình Hong Kong: Căng thẳng lan sang Mỹ thế nào? -Zhaoyin Feng BBC Tiếng Trung, Washington

Biểu tình Hong Kong: Căng thẳng lan sang Mỹ thế nào?





Frances Hui phát biểu tại một cuộc biểu tình ở New York để ủng hộ người biểu tình Hong KongBản quyền hình ảnhHON-TUNG TSANG
Image captionFrances Hui phát biểu tại một cuộc biểu tình ở New York để ủng hộ người biểu tình Hong Kong

Làn sóng từ các cuộc biểu tình ở Hong Kong phủ kín mặt báo trên toàn cầu, thậm chí làn sóng này còn lan sang tận các trường đại học Hoa Kỳ.
"Tôi đến từ một thành phố thuộc sở hữu của một quốc gia mà tôi không thuộc về."
Mở đầu bài viết của một sinh viên Hong Kong 19 tuổi từ một trường đại học ở Boston. Bài viết có tựa đề "Tôi đến từ Hong Kong, không phải Trung Quốc" của Frances Hui đã khiến cô lạc vào tâm bão.

Sau khi được đăng tải vào tháng Tư, ngay trước khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong nổ ra, các tài khoản mạng xã hội của Hui đã nhận 'bão comment'. Cô đã nhận được sự ủng hộ lớn, có cả từ Joshua Wong, nhà hoạt động sinh viên nổi tiếng nhất Hong Kong, người nhấn like bài của Hui.
Nhưng kèm vào đó là một làn sóng chỉ trích từ các sinh viên Trung Quốc đại lục tại Emerson.
Một người nói Hui là "ngu dốt và kiêu ngạo". Một số ý kiến cho rằng cô và cha mẹ nên thấy xấu hổ.
Một người khác nói Hui lớn lên bằng điện và nước ngọt do đại lục cung cấp, "nhưng bây giờ bạn khẳng định bạn là người Hong Kong chứ không phải người Trung Quốc?"



Người biểu tình tập trung tại trụ sở cảnh sát Hong Kong hôm 21/06Bản quyền hình ảnhHECTOR RETAMAL/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNgười biểu tình tập trung tại trụ sở cảnh sát Hong Kong hôm 21/06

Bình luận nổi bật nhất có nội dung: "Bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc của chúng tôi sẽ bị xử tử, bất kể họ ở đâu".
Câu này có nguồn gốc từ một cuốn sách lịch sử Trung Quốc cổ đại có niên đại hơn 2.000 năm. Sau khi xuất hiện trong một bộ phim hành động dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng của Trung Quốc vào năm 2017, giờ đây nó thường được các cư dân mạng Trung Quốc trích dẫn khi họ thấy Trung Quốc đang bị tấn công.
"Tôi đã hoảng loạn khi thấy bình luận đó", Hui nói với BBC.
Sau đó, cô nhận thấy một số sinh viên Trung Quốc đại lục nhìn chằm chằm vào cô trong khuôn viên trường, và một số tag tài khoản mạng xã hội của cô, nhận xét rằng cô trông "nhỏ và yếu".
Hui nói "cô cảm thấy mình bị theo dõi". Cô nói rằng nhiều người Trung Quốc đại lục cá nhân hóa vấn đề khi Trung Quốc bị chỉ trích, không giống như người Hong Kong thường chỉ trích chính phủ của họ.
Kể từ khi bàn giao năm 1997, nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã cho thấy người dân Hong Kong ngày càng mất lòng tin vào chính quyền thành phố và Bắc Kinh, gần đây nhất là vào tháng 6 khi một cuộc tuần hành lớn chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã diễn ra.
Trung Quốc hứa với Hong Kong một mức độ tự trị cao trong khuôn khổ "một quốc gia, hai hệ thống", nhưng nhiều người hiện lo rằng tự do chính trị của thành phố đang sụp đổ do sự kìm kẹp chặt chẽ của Bắc Kinh.
Căng thẳng chính trị đã thấm vào sự tương tác giữa người đại lục và người Hong Kong, thậm chí vượt qua Thái Bình Dương lan sang tận Mỹ.



Bài viết của Frances Hui trong bài báo của sinh viên Đại học EmersonBản quyền hình ảnhTHE BERKELEY BEACON
Image captionBài viết của Frances Hui trong bài báo của sinh viên Đại học Emerson

Ba ngày sau khi bài báo của Hui được xuất bản, ba sinh viên Trung Quốc đại lục tại Emerson đã viết một lá thư phản hồi trên tờ báo sinh viên, Berkley Beacon.
Họ viết rằng thế giới đã công nhận Hong Kong là một phần hợp pháp của Trung Quốc. Ba đồng tác giả đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của BBC.
Xinyan Fu, một trong ba sinh viên Trung Quốc, đã viết trong một bài công khai trên Facebook rằng họ tôn trọng quan điểm chính trị và tự do ngôn luận của Hui, nhưng cho rằng bài viết của cô thực sự thiếu sót.
Fu kêu gọi các bạn cùng lớp của mình kiềm chế các cuộc tấn công cá nhân, nhưng điều đó dường như không hiệu quả.
Hui nói rằng cô hoan nghênh cuộc tranh luận hợp lý và tôn trọng thông qua báo của sinh viên. Cô khẳng định bài báo của mình không cho rằng Hong Kong không thuộc Trung Quốc. Thay vào đó, đó là về danh tính "người Hong Kong" của cô ấy. Đó là cá nhân và không nên được sửa đổi bởi những người khác.
Mặc dù Hong Kong là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc, công dân Hong Kong 'danh tính' khá đa dạng.
Theo một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Chương trình Ý kiến công chúng của Đại học Hong Kong vào tháng 12 năm 2018, 15,1% người Hong Kong nhận mình là người Trung Quốc, trong khi đó thì 40% cho mình là người Hong Kong. 43,2% người tham gia cho biết họ có danh tính hỗn hợp, Người Hong Kong sống ở Trung Quốc hoặc người Trung Quốc ở Hong Kong.



Một người biểu tình và người ủng hộ Phong trào 'dù vàng' tại Hong Kong.Bản quyền hình ảnhMIGUEL CANDELA/SOPA IMAGES/GETTY IMAGES
Image captionMột người biểu tình và người ủng hộ Phong trào 'dù vàng' tại Hong Kong

Trong độ tuổi từ 18 đến 29, chỉ có 4,1% người Hong Kong tự nhận mình là người Trung Quốc, trong khi 59,2% cho biết họ là người Hong Kong, trong đó có Hui.
Hui nói cho biết một người bạn cùng lớp tời từ đại lục đồng ý với quan điểm của Hui, nhưng người này không lên tiếng ủng hộ công khai, vì sợ phản ứng dữ dội từ các sinh viên đại lục khác. Học sinh Trung Quốc đe dọa "xử tử" Hui đã được báo cáo tới trường, nhưng cô không biết liệu có biện pháp kỷ luật nào không.
Emerson College cho biết họ cam kết sâu sắc trong việc thúc đẩy một sự trao đổi tôn trọng các quan điểm và quan điểm đa dạng qua một thông báo cung cấp cho BBC.
Sinh viên quốc tế chiếm 16% trong số sinh viên của trường đại học, với hầu hết trong số họ đến từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Vào tháng 6, khi ước tính một triệu người Hong Kong đã xuống đường là thời điểm hầu hết các trường đại học Mỹ đều được nghỉ hè. Cuộc cãi vã giữa Hui và các bạn cùng lớp ở Trung Quốc đại lục đã 'tạm hoãn'.
Hui chuyển chiến trường của cô ra khỏi khuôn viên trường. Cô đồng tổ chức và tham dự các cuộc biểu tình ở Mỹ để ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Trong một cuộc biểu tình ở New York, cô mặc một chiếc áo phông màu đen có chữ "Tôi là người Hong Kong" được viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
"Bảo vệ Hong Kong!" Cô hô vang khi dẫn đầu đám đông.







Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Đối với một số sinh viên Hong Kong ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống dẫn độ đã trở thành cơ hội cho các cuộc thảo luận cởi mở với người đại lục.
Kenneth Tsui, một sinh viên Hong Kong tại Đại học Maryland, đã nói chuyện về cuộc biểu tình với bạn cùng phòng tới từ Trung Quốc đại lục. Cậu và các bạn cùng lớp ở Trung Quốc đã quen với các cuộc tranh luận trong các lớp học ở Mỹ, Tsui nói, do đó ngay cả khi họ không thuyết phục được nhau, họ cũng chấp nhận sự bất đồng ý kiến từ đối phương.
Trong thời gian biểu tình, Kaze Wong, một sinh viên Hong Kong tại Đại học Johns Hopkins, đã tuyên bố ủng hộ cuộc biểu tình thông qua email và mạng xã hội. Anh nhận được rất nhiều phản hồi từ người đại lục, hầu hết trong số họ muốn tìm hiểu về quan điểm của người biểu tình, Wong nói.
Một trong những người bạn từ đại lục của Wong tại Johns Hopkins, Andre Wang, đã đề nghị giúp đỡ về truyền thông trên mạng xã hội.



Một người biểu tình tại một cuộc biểu tình chống dẫn độ ở New YorkBản quyền hình ảnhSOPA IMAGES/GETTY IMAGES
Image captionMột người biểu tình tại một cuộc biểu tình chống dẫn độ ở New York

"Đối với tôi, Hong Kong đại diện cho niềm hy vọng. Nó cho tôi thấy một sự thay thế của xã hội Trung Quốc. Có lẽ một ngày nào đó đại lục có thể được tự do như Hong Kong", Wang, người đã đăng lại những bức ảnh biểu tình trên Sina Weibo. Các bài viết nhanh chóng bị xóa.
Wang ủng hộ phong trào chống dẫn độ, nhưng ông nói rằng nhiều sinh viên Trung Quốc thờ ơ vì họ được dạy để "tê liệt" với chính trị và chỉ biết chấp nhận.
Vào tháng 6, Wong và Tsui đã tham dự một cuộc biểu tình chống dẫn độ ở Washington DC, một trong nhiều địa điểm ở nước ngoài góp sức ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong.
Sau đó, những người tham gia chụp ảnh trước Nhà Trắng.
Wong nhận thấy một số, có lẽ từ Trung Quốc đại lục, lặng lẽ bước ra khỏi khung hình.
Có vẻ dù đã ở Mỹ xa xôi, nhưng với người Trung Quốc, phản đối Bắc Kinh vẫn có thể bị xem là quá rủi ro.