MỘT BỨC TRANH, MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Bức tranh dưới đây có tên “Lại điểm 2” của họa sĩ kiêm nhà sư phạm nổi tiếng người Nga Fyodor Pavlovich Reshiotnikov, vẽ năm 1952, hiện được trưng bày tại Bảo tàng mỹ thuật quốc gia Nga, bức tranh còn được đưa vào sách giáo khoa hiện nay của nước này. Một đứa bé bị điểm 2 (điểm kém nhất) về nhà như bị đưa xuống địa ngục phán xét : Chị của nó, một Đội viên thiếu niên tiền phong quàng khăn đỏ nhìn nó như rủa sả. Mẹ nó ngồi buồn rầu thất vọng về con. Em nó nép vào mẹ vô tư cười nhìn nó như một kẻ xa lạ. Nó thì đau buồn tuyệt vọng. Chỉ có con chó là chồm lên ngực nó vui mừng.
Bức tranh là lời cảnh báo : Điểm số ở trường chưa nói được đứa trẻ là giỏi hay kém, nhưng thái độ của gia đình đối với điểm số đó có thể đưa em vào hoang tưởng hay đẩy em xuống tuyệt vọng. Và ta hiểu vì sao trẻ con gắn bó với những con chó hơn là người lớn chúng ta gắn bó.
Ở một phương trời khác, hơn 1000 năm trước, thi hào Bạch Cư Dị viết một bài thơ tương tự, nhưng ở tầm “người lớn” :
LẠC ĐỆ
Lạc đệ viễn qui lai,
Thê tử sắc bất hỷ,
Hoàng khuyển độc hữu tình,
Đương môn ngọa dao vỹ
(Bạch Cư Dị)
Lạc đệ viễn qui lai,
Thê tử sắc bất hỷ,
Hoàng khuyển độc hữu tình,
Đương môn ngọa dao vỹ
(Bạch Cư Dị)
THI HỎNG
Thi hỏng về đến nơi,
Vợ con mặt không vui,
Chó vàng riêng có tình,
Giữa cửa nằm vẫy đuôi
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Thi hỏng về đến nơi,
Vợ con mặt không vui,
Chó vàng riêng có tình,
Giữa cửa nằm vẫy đuôi
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Thật là thú vị khi thấy hai con người vĩ đại ở vào hai thời đại cách xa nhau cùng mượn con chó để nói về một triết lý giáo dục làm người. Thứ triết lý không thể nói hết bằng lời nên hai ông phải nói bằng một bức tranh và một bài thơ. Bình luận thêm có lẽ sẽ thừa.
HOÀNG HẢI VÂN