Đài BBC
(Anh) dẫn lời Bộ Quốc phòng Úc cho biết nước này đang thực hiện các chuyến bay
thực thi “quyền tự do đi lại” trên các đảo nhân tạo ở biển Đông giống Mỹ từng
làm thời gian qua.
Một đoạn âm
thanh ghi nhận máy bay giám sát Úc (RAAF) khi tiến hành một chuyến bay tự do trên biển Đông đã được đài BBC công bố.
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài
BBC vừa thực hiện một chuyến bay trên các đảo nhân tạo mà Trung cộng bồi đắp
trái phép trên biển Đông.
Trong bài viết đăng trên BBC ngày 15-12, ông
Wingfield-Hayes cho biết khi ở trên một máy bay dân sự Philippines, ông đã nghe
thấy trao đổi qua liên lạc vô tuyến, trong đó máy bay Úc thông báo: “Hải quân Trung cộng, Hải quân Trung cộng.
Chúng tôi là một máy bay Úc đang thực hiện các quyền tự do đi lại quốc tế trong
không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế và Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hết”.
Một trong các đảo nhân tạo do Trung cộng xây dựng phi pháp ở biển Đông. Ảnh: EPA
BBC cho biết họ đã ghi lại âm thanh từ một máy bay do thám RAAF AP-3C Orion vào đầu giờ chiều ngày 25 tháng 11.
Theo BBC, các tin nhắn âm thanh đã được lặp đi lặp lại nhiều lần bởi các phi công RAAF, nhưng không có phản ứng từ Trung cộng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Lu Kang tuyên bố, Bắc Kinh “kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào sử dụng quyền tự do hàng hải như là một cái cớ để làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Úc xác nhận một máy bay P-3
Orion của mình đã thực hiện “cuộc tuần tra hàng hải định kỳ”, nằm trong nỗ lực
duy trì an ninh và ổn định khu vực. Chuyến bay này diễn ra trên các đảo nhân
tạo do Trung cộng xây dựng và bồi đắp trái phép ở biển Đông.
Hồi tháng 11 qua, máy bay ném bom B-52 của Mỹ cũng bay
gần các đảo nhân tạo nhưng không tiếp cận trong phạm vi 12 hải lý. Trước đó,
ngày 27-10, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ đã tuần tra trong
phạm vi 12 hải lý quanh bãi Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa (của
Việt Nam).
Hành động kể trên vấp phải sự chỉ trích của Trung cộng
nhưng Bắc Kinh chỉ lên án bằng lời nói và không có hành động cụ thể.
Trước đây, có thông tin đến cuối năm nay Washington sẽ
tiếp tục thực hiện một cuộc tuần tra tương tự nhưng hôm 15-12, 3 quan chức quốc
phòng Mỹ nói kế hoạch này không diễn ra với lý do “Tổng thống Barack Obama
không muốn gây thêm căng thẳng với Bắc Kinh” trong bối cảnh Mỹ đang tập trung
chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Quần đảo Trường Sa được coi là một trong những khu vực
địa chính trị tiềm năng của thế kỷ 21. Các nước Đông Nam Á và Mỹ cùng cộng đồng
quốc tế cực lực phản đối khi Trung Quốc cải tạo và xây dựng trái phép đường
băng, cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo ở biển Đông nhằm “phục vụ mục đích
quân sự”.
Chương trình Tự do Hàng hải do Mỹ đang thực hiện có
mục đích thách thức những gì mà họ cho là “yêu sách quá đáng” đối với các đại
dương và vùng trời quốc tế. Chương trình này cũng nhằm thúc đẩy các nước tuân
thủ Công ước UNCLOS dù Mỹ không chính thức tham gia.