Tin tổng hợp liên quan đến Trung cộng và Biển Đông (08.12.2015)
Trung cộng
tham độc chiếm Biển Đông, Bắc Kinh bị phản ứng ngược
Việc Trung cộng
(TC) tham độc chiếm Biển Đông khiến Bắc Kinh bị phản ứng ngược với mong đợi,
theo nhận định của tạp chí Foreign
Policy (Mỹ).
Theo tạp chí này, việc Trung cộng
tham độc chiếm Biển Đông khiến các nước láng giềng của họ đều cảnh giác, nỗ lực
mua vũ khí phòng thủ.
Máy bay săn tàu ngầm Mỹ cất cánh từ Singapore để tuần
tra
Nhật từ bỏ hiến pháp yêu chuộng hòa bình,
Philippines mời quân Mỹ trở lại sau 25 năm đuổi Mỹ khỏi căn cứ Subic. Ngay cả
đảo quốc Singapore cũng cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon hiện đại của hải
quân Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của họ, chỉ vì chuyện Trung Quốc tham độc
chiếm Biển Đông, muốn bành trướng lãnh thổ.
Foreign Policy ngày 7.12 đưa tin Singapore cho phép
máy bay Mỹ cất cánh từ các căn cứ của đảo quốc này để giám sát hoạt động xây
đảo nhân tạo phi pháp của TC trên Biển Đông.
Máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon trang bị cảm ứng
nhiệt tiên tiến nhằm thu thập tin tình báo và có khả năng săn tàu ngầm địch.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, việc triển khai máy bay tuần tra ở
Singapore dự kiến sẽ được Mỹ thực hiện thường xuyên, mỗi quý một lần. Thỏa
thuận sẽ là cơ sở để hai bên hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, gồm hỗ trợ
nhân đạo, cứu trợ thiên tai, chống hải tặc và khủng bố quốc tế, phòng thủ chiến
tranh mạng.
Thỏa thuận cho thấy Singapore – đất nước chưa đầy 6
triệu dân giữ một vai trò định hình ngoại giao – thương mại ở Đông Nam Á vào
lúc TC đang dọa nạt các nước nhỏ hơn.
Dù duy trì quan hệ thương mại với TC, Singapore trong
10 năm qua cũng xây dựng quan hệ quân sự với Mỹ, tiếp các đơn vị hậu cần cũng
như tàu chiến hải quân Mỹ đến tập luyện thời gian ngắn trong đó có tàu chiến
đầu gần bờ (LCS). Chiếc đầu tiên trong 4 chiếc LCS đã bắt đầu hoạt động xoay
vòng ở cảng Singapore trong 10 tháng.
Singapore cũng đầu tư nhiều tiền mua vũ khí mới, chiến
đấu cơ, chi 20% GDP cho quốc phòng. Căn cứ hải quân Changi là cảng duy nhất
trong khu vực có thể đón một tàu sân bay Mỹ đến thăm.
Quân đội Mỹ đã có máy bay tuần tra biển cất cánh từ
các căn cứ ở Nhật và Philippines. Malaysia cũng mời Mỹ
sử dụng căn cứ không quân của họ ở phía đông nước này. Mỹ cũng đã chia
sẻ tin tình báo, cấp radar và các thiết bị khác cho các đối tác châu Á vốn ngày
càng lo ngại khả năng quân sự ngày càng tăng của TC.
Hiện các chính phủ Đông Nam Á lo ngại rằng nếu TC kiểm
soát các bãi san hô và bãi nửa chìm tranh chấp và lập chốt quân sự, thì TC có thể
thống trị Biển Đông.
Từ Nhật đến Indonesia đều cảnh giác trước
yêu sách độc chiếm Biển Đông của TC. Các nước này đều mạnh tay chi hàng tỉ USD để mua tàu
chiến, tàu ngầm, máy bay, khí tài quân sự phần cứng, cũng như tích cực thiết
lập quan hệ quốc phòng thân cận với Mỹ và giữa các nước này với nhau.
Theo trang tin trên, đấy là tin mừng cho chính phủ
Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi khủng hoảng ở Trung Đông làm ngáng trở chủ
trương “xoay trục về châu Á” của Mỹ. Tham vọng của TC làm phục hồi nỗ lực trên,
mở đường cho Mỹ bán vũ khí hiện đại trị giá hàng tỉ USD cho các nước láng giềng
của TC, trong khi Mỹ cũng chi 250 triệu USD để mua tàu tuần tra, khí tài giám
sát và thiết bị liên lạc tốt hơn.
Máy bay săn tàu ngầm P-8 Poseidon
TC tiếp tục xây đường băng trên các đảo nhân tạo
Vụ máy bay P-8 cất cánh từ Singapore chắc chắn khiến
Bắc Kinh phản ứng, như từng phản ứng việc Mỹ đưa tàu chiến, máy bay ném bom
B-52 vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà TC xây dựng trái phép trên
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
TC đã tuyên bố đấy là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của
họ trên Biển Đông. Nhưng Mỹ và các chuyên gia pháp lý khẳng định: Mỹ có quyền
tự do đi lại trong không – hải phận quốc tế, tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS) mà TC cũng ký.
Hãng tin AP
nêu TC tiếp tục xây đường băng trên Biển Đông, để Quân
đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) hoạt động. Hoạt động xây đảo
nhân tạo của TC trên nhiều bãi san hô và bãi nửa chìm ở Biển Đông, nay chuyển
qua giai đoạn xây dựng tòa nhà, cảng và quan trọng nhất là các đường băng có
thể cho máy bay quân sự cất – hạ cánh, theo hãng tin AP.
Hiện TC có hoạt động ở một đường băng ở đảo Phú Lâm
thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hồi tháng 10, TC đã triển khai chiến đấu
cơ hiện đại J-11 của hải quân TC đến đảo Phú Lâm.
Trong khi đó, ảnh vệ tinh cho thấy TC đang có hoạt
động xây dựng 2 hoặc 3 đường băng trên các đảo nhân tạo mà TC xây trái phép
trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trên đảo Phú Lâm có một đường băng dài 2,4 km, nhưng
đường băng mà TC xây trái phép trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam sẽ có chiều dài hơn 3 km. Một đường
băng khác đang được xây ở bãi Xubi, và một công trình tương tự đang diễn ra ở
bãi đá Vành Khăn. Chỉ có đường băng của TC ở bãi đá Chữ Thập đủ dài cho các máy
bay ném bom như H-6K mang tên lửa hành trình phóng từ trên không khiến gia tăng
sức tàn phá.
TC xây 7 đảo nhân tạo trên
quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 2014. Tổng diện tích mặt bằng nhân tạo
này hơn 800 ha, theo ảnh vệ tinh của các cơ quan chính phủ Mỹ và các tổ chức tư
nhân, gồm Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.
Trong khi TC nhấn mạnh việc
xây đảo nhân tạo là hợp pháp, không đe dọa sự ổn định trong khu vực, việc quân
sự hóa khu vực của TC càng thể hiện việc Bắc Kinh vẫn đòi chủ quyền Biển Đông.
Việc chiến đấu cơ ở các đảo nhân tạo bay tuần tra – sẽ chỉ là tạm thời vì khí
hậu mặn và có bão nhiều – là cách TC đe dọa các nước phản đối yêu sách của mình.
Hoạt động tuần tra của TC cũng
có thể gây phức tạp cho chiến dịch tuần tra của hải quân Mỹ vốn nhấn mạnh có
quyền tự do hoạt động không – hải quân trên toàn Biển Đông.
Đường băng mà TC xây trên đảo
nhân tạo
Các đường băng của TC có thể bị đánh
bom, nếu có xung đột
Euan Graham, chủ nhiệm Chương trình an ninh
quốc tế của Viện Lowy (Úc) nói rằng các căn cứ quân sự
TC “có tác động đáng kể đến cán cân quyền
lực khu vực”, giúp tăng cường sự hiện diện quân sự của hải quân và
lực lượng tuần duyên TC. Ông nói khi tình hình căng thẳng, giá trị hù dọa của
việc TC bay tuần tra trên các đảo nhân tạo sẽ “đáng kể”.
Các căn cứ cho phép máy bay TC hạ cánh, tiếp nhiên
liệu, sửa chữa mà không cần phải bay hơn 1.000km về căn cứ không quân TC ở đảo
Hải Nam, theo Hans Kristensen, một chuyên gia về an ninh TC ở Liên đoàn các nhà
khoa học Mỹ.
Tuy nhiên, các căn cứ TC cũng có thể bị đánh bom, nếu
xảy ra xung đột vũ trang, dù sự hiện diện của chúng khiến đối thủ của TC phải
tính toán lại kế hoạch đánh bom. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp sẽ rối rắm nhiều
hơn, nếu TC có thể tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên toàn Biển
Đông. Trong trường hợp này, các đường băng sẽ là nơi cất cánh của các chuyến
bay tuần tra hoặc là điểm xuất kích thực hiện các chiến dịch tấn công.
Khi được hỏi về kế hoạch ADIZ trên Biển Đông, người
phát ngôn Wu Qian của TC nói còn tùy quyền lợi và an ninh TC có bị đe dọa hay
không: “Từ cơ sở đó, chúng tôi sẽ xem xét
nhiều yếu tố trước khi ra quyết định”.
Biển Đông là một tuyến hàng hải bận rộn, giàu nguồn cá
và có tiềm năng khoáng sản lớn, nên đường băng của TC cũng giúp Bắc Kinh có thể
dùng các tài nguyên chiến lược để thỏa mãn cơn khát tăng trưởng kinh tế.
Các đường băng mới sẽ giúp TC phát triển chương trình
tàu sân bay, như huấn luyện phi công hạ cánh ảo trong đêm, hoặc để thu hồi máy
bay trong điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, tính hữu dụng của đường băng này bị
hạn chế, vì cần nâng cấp mạnh thì mới có thể cho phép máy bay ném bom và và máy
bay hạng nặng cất – hạ cánh.
AP nêu một đường băng của Việt Nam ở quần đảo Trường
Sa chỉ dài 550 mét, vừa đủ cho một vận tải cơ di chuyển chậm và các máy bay
trinh sát.
Cuối năm 2013, TC đã tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng
không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nhưng Mỹ và Nhật Bản cùng các nước khác không chấp
nhận.
Đầu tháng 12 này, TC đã tiến hành cuộc tuần tra định
kỳ ở ADIZ Hoa Đông, với máy bay ném bom tầm xa H-6K, chiến đấu cơ và máy bay
cảnh báo sớm.
(theo Foreign Policy, AP)
“Trung cộng muốn dùng thủ đoạn
quân sự hóa để giải quyết vấn đề Biển Đông”
Đóng ở các
đảo nhân tạo, máy bay chiến đấu sẽ đưa các căn cứ của Việt Nam và Phi Luật Tân
vào tầm ngắm, Trung cộng đang chuẩn bị cho hành động quân sự....
Đường băng trên đá Chữ Thập thuộc
quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) do Trung cộng xây dựng bất hợp pháp
Tờ China Times
Đài Loan ngày 7.12 đưa tin, để đưa máy bay ném bom
chiến lược ở Biển Đông trong thời gian ngắn, Trung cộng đã xây dựng thêm 3 sân
bay quân sự (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi lấp (trái
phép) trên đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa
(Khánh Hòa, Việt Nam).
Theo bình luận của báo Air Force Times Mỹ ngày 6.12, Trung cộng chưa
từng chính thức tuyên bố từ bỏ “quyền” xây dựng (bất hợp pháp) sân bay ở đảo
nhân tạo trên Biển Đông, hành vi này có thể khiến cho các nước Đông Nam
Á mà cụ thể là Phi Luật Tân và Việt Nam cảm thấy căng thẳng và bất an.
Chuyên gia an ninh Đông Á Euan
Graham đến từ châu
Úc cho rằng, sự tồn tại của những căn cứ này đã giúp
cho Trung cộng có năng lực nhanh chóng triển khai tàu cảnh sát biển và tàu
chiến ở Trường Sa.
Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung
cộng Ngô Khiêm đã né tránh trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xây dựng
bất hợp pháp các công trình quân sự trên Biển Đông.
Căn cứ vào hình ảnh vệ tinh do quân đội và tổ chức dân
sự Mỹ cung cấp, Trung cộng đã bồi đắp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở 7 đá
ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Trung cộng mặc dù luôn khăng khăng cho rằng các hành
động bất hợp pháp này sẽ không ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định của khu vực,
nhưng mục đích của họ rõ ràng là “muốn sử dụng thủ đoạn quân sự hóa để thực
hiện yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với quần đảo Trường Sa”.
Sự lo ngại này tăng cao khi Trung cộng triển khai bất
hợp pháp máy bay chiến đấu J-11 ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng,
Việt Nam).
Nếu những máy bay chiến đấu của Quân đội Trung cộng cất
cánh từ những đường băng này và tiến hành tuần tra thường xuyên trên bầu trời
Biển Đông sẽ khiến cho quan hệ giữa Trung cộng với Việt Nam, Phi Luật Tân rơi
vào căng thẳng, kể cả hành động thực hiện quyền tự do đi lại của Quân đội Mỹ
cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.
Vài sân bay ở Biển Đông có thể giúp cho Quân đội Trung
cộng bổ sung nhiên liệu và đạn dược cho máy bay chiến đấu của họ.
Chuyên gia quân sự Mỹ Hans
Kristensen cho rằng, sự xuất hiện của những máy bay chiến đấu này sẽ làm cho các
đối thủ của Trung cộng phải mất nhiều thời gian hơn để tính toán làm thế nào để
đối phó chúng.
Theo chuyên gia này, máy bay chiến đấu Trung cộng không
còn phải bay 1.000 km để vươn tới chiến trường, các căn cứ của Việt Nam và
Philippines cũng sẽ dễ bị đe dọa hơn.
Vào đầu tháng 12, người phát ngôn Không quân Trung cộng
Thân Tiến Khoa tuyên bố Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay ném bom H-6K để tiến hành
tuần tra trên không thường xuyên ở Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông.
Khi được hỏi H-6K phải chăng cũng sẽ tiến hành nhiệm
vụ tuần tra tương tự ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung cộng Ngô
Khiêm cho rằng, Trung Quốc sẽ xem xét “các mối đe dọa gây ra cho Trung cộng ”
từ tình hình tại chỗ để đưa ra quyết định.
Hiện nay, trong các thực thể do Trung cộng chiếm đóng
bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), chỉ có đường băng ở đá
Chữ Thập là có đủ độ dài để có thể triển khai máy bay ném bom H-6K.
Bài báo dẫn “tuyên bố” của Trung cộng cho biết, tác
dụng của các sân bay trên những đảo nhân tạo này là cung cấp “huấn luyện thực
hiện nhiệm vụ cất hạ cánh trên tàu sân bay” cho phi công lực lượng đường không
Hải quân Trung cộng.
Nhưng Trung cộng có khả năng chứa đủ nhiên liệu ở
những sân bay này hay không là một vấn đề lớn thể hiện lực lượng không quân
nước này có thể sử dụng những sân bay này một cách thuận lợi hay không.
Chuyên gia an ninh Euan Graham cho rằng, Trung cộng có tính toán
quân sự hóa những sân bay trên các đảo nhân tạo này hay không có thể nhìn vào
hình ảnh trong thời gian tới, xem ở đó có dự trữ nhiên liệu hay không.
Điều này không chỉ có nghĩa là Trung cộng sẽ điều đội
bay quy mô lớn đến quần đảo Trường Sa, đồng thời còn có nghĩa là “lực lượng đường không của Quân đội Trung cộng đang tiến hành
chuẩn bị cho các hành động quân sự nghiêm túc”.
Như vậy, nếu tình hình diễn ra đúng như bình luận của
chuyên gia Euan Graham thì đây là một mối đe dọa thực sự nghiêm trọng đối với
các nước ven Biển Đông và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, an ninh
và ổn định khu vực.