Tổng thống Hoa Kỳ: Hiệp định TPP như là một vũ khí
chống Trung cộng
Trọng Nghĩa (RFI)
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong
buổi họp báo chung với thủ tướng Tân Gia Ba Lý Hiển Long tại Nhà
trắng-Washington ngày 02/08/2016.REUTERS/Joshua Roberts
Vào
lúc nước Mỹ đang sôi nổi với các cuộc vận động tranh cử, hiệp định tự do mậu
dịch xuyên Thái Bình Dương TPP mà Mỹ đã ký kết với 11 đối tác, trong đó có Việt
Nam, đã bị tấn công từ mọi phía. Trước tình hình đó, ngày hôm qua, 02/08/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa
đã lên tiếng bảo vệ hiệp định này bằng cách nhấn mạnh rằng đây sẽ là một vũ khí có
tác dụng giảm bớt ảnh hưởng của nền kinh tế Trung cộng tại châu Á.
Nhân
một cuộc họp báo chung với thủ tướng Tân Gia Ba Lý Hiển Long tại Nhà Trắng ở
Washington, bên cạnh những hồ sơ quan hệ song phương Mỹ-Tân Gia Ba, những vấn
đề an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông, tổng thống Mỹ đã dành nhiều thì giờ
để bảo vệ cho thỏa thuận tự do mậu dịch mang tên Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái
Bình Dương TPP, mà cả Mỹ lẫn Tân Gia Ba đều là thành viên.
Được
ký kết hồi đầu tháng Hai 2016 sau 5 năm đàm phân, trên nguyên tắc, TPP sẽ lập
ra một khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, kết hợp 12 quốc gia ở hai bên
bờ Thái Bình Dương, trong đó có cả Việt Nam, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan…, nhưng
thiếu vắng Trung cộng.
Trả
lời báo chí, tổng thống Mỹ đã không
ngần ngại ghi nhận rằng : « Trung cộng không có trong hiệp định », nhưng
đồng thời cũng cảnh báo : « Nếu chúng ta không thiết lập những quy tắc
vững chắc, những chuẩn mực có tác dụng định hình nền thương mại và những giao
dịch trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì Trung cộng sẽ làm ».
Đối
với Tổng thống Mỹ, Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương chứa đựng những
quyền tích cực về mặt xã hội không thấy có trong bất kỳ một thỏa thuận tự do
mậu dịch nào mà Trung cộng chủ trương.
Ông
Obama so sánh : « Trung
cộng đã bắt đầu giới thiệu với tất cả các nước trong khu vực phiên bản riêng
của họ về các thỏa thuận thương mại, và họ không bận tâm đến các quy tắc xã
hội, chuẩn mực môi trường và các biện pháp chống lại nạn buôn người và chống
tham nhũng ». Đối với tổng thống Obama, «
nếu
Mỹ không tạo ra những quy tắc chất lượng cao, tất nhiên là các quy tắc mà Trung
cộng sẽ chi phối khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới ».
Theo
các nhà quan sát, sở dĩ tổng thống Obama lại phải lên tuyến đầu bảo vệ cho hiệp
định TPP, đó là vì văn kiện này đang trong tình trạng tứ bề thọ địch, với những
đối thủ ngay trong đảng Dân Chủ của ông. Điển hình cho tình trạng này là bà
Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ.
Là
người đã thúc đẩy đàm phán TPP khi còn là ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton
đã quay sang chỉ trích văn kiện này khi lao vào tranh cử, để khỏi làm phật ý
các cử tri Dân Chủ, rất nghi ngại thỏa thuận này.
Khi
lên tiếng biện hộ cho hiệp định TPP, tổng thống Obama thể hiện mong muốn là
thấy văn kiện này được phê chuẩn ngay trong nhiệm kỳ của ông. Thế nhưng, theo
hầu hết các nhà phân tích, trong bối cảnh tiền bầu cử tổng thống tại Mỹ, với dư
luận chống đối – vì lý do tranh cử - ý muốn của ông Obama khó có thể thành hiện
thực.
Dẫu
sao thì vào hôm qua, thủ tướng Tân Gia Ba, Lý Hiển Long đã không ngần ngại cảnh
báo về nguy cơ uy tín của Mỹ bị tác hại nếu TPP thất bại.