Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Cả Châu Âu và Trung Hoa đều muốn có được người Việt này
Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ảnh minh họa)
Ví như đổi được đất, dân Việt
sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm.
Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà
Tống, thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ
hộ một trăm năm.
Đó là câu đối chưa biết tên tác giả mà cố giáo sư
Lưu Trung Khảo đọc trong một buổi ra mắt sách tại Hoa Kỳ.
Nguyên văn tiếng Trung của câu đối là:
地
轉
我
種
越
居
北
方, 歐
洲
境
內
無
蒙
騎
樅
橫
千
萬
里
天
生
此
良
材
於
宋
室, 中
國
史
前
免
元
朝
都
護
一
百
年
Dịch Hán Việt là:
Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương,
Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý.
Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung
Hoa sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên.
Diễn nghĩa là:
Ví như đổi được đất, dân Việt
sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm.
Nếu như trời sinh thiên tài
này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà
Nguyên độ hộ một trăm năm
Câu đối này ý chỉ một vị tướng tài đã lãnh đạo người
Việt đánh bại quân Nguyên, đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã làm được
điều mà cả châu Âu và Trung Hoa không ai làm được.
Vậy vì sao mà cả châu Âu và Trung Hoa đều muốn có được
Trần Hưng Đạo? Chúng ta hãy cùng quay về lịch sử, thời điểm vó ngựa quân Mông
Thát tung hoàng khắp nơi để tìm câu trả lời.
“Vó
ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”
Tại châu Âu, sau một thời gian tung hoành chiếm hết
trung Á, vó ngựa Mông Cổ dồn dập tiến vào châu lục này, các thành phố lớn như
Moscow đều bị đốt cháy.
Liên quân châu Âu được thành lập nhắm chống lại quân
Mông Cổ cũng bị đập tan. Nhiều nước mong muốn cầu hòa và cống nạp cho quân Mông
Cổ.
Tranh
mô tả Trận Legnica năm 1241, diễn ra ở khu vực nay thuộc Ba Lan, giữa quân Mông
Cổ và liên quân châu Âu: Quân Mông Cổ được ví như cưỡi trên những con ngựa có
cánh. Họ còn nổi tiếng với việc cắt tai người làm chiến lợi phẩm (Ảnh minh họa)
Khi các Vương công nước Nga chịu thần phục, quân
Mông Cổ cho ván để lên đầu các vương công Nga để đặt bàn tiệc ăn mừng. Sáu
Vương công bị đè đến chết.
Vó ngựa quân Mông Cổ gây kinh hoàng khắp châu Âu,
biên niên sử còn ghi lại rằng: “Vó ngựa
quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.
Quân
Mông Cổ tại châu Âu (Ảnh minh họa)
Tại châu Á, khi quân Mông Cổ đánh Trung Hoa là vào
thời kỳ nhà Tống, quân Tống bị đại bại, phải bỏ kinh thành rồi tháo chạy hết lần
này tới lần khác, quân Mông Cổ truy đuổi theo.
Năm 1258, quân Mông Cổ lần thứ nhất thất bại ở Đại
Việt trong việc tìm cách mở một hướng từ phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống.
Trận đánh lần thứ nhất này quân Mông Cổ chưa thật sự dành nhiều tinh lực vào Đại
Việt, mà chỉ muốn thôn tính nốt nhà Nam Tống. Cuối cùng, vào năm 1279, Nam Tống
hoàn toàn bị Mông Cổ thôn tính.
Trận đánh cuối cùng giữa quân Mông Cổ và quân Tống
là trận Nhai Môn trên biển. Quân Tống có 20 vạn người, nhưng phần lớn trong đó
là hoàng thân quốc thích, và quân phục dịch chạy trốn giặc Mông Cổ. Quân Mông Cổ
ít hơn rất nhiều những vẫn bao vây tấn công quân Tống.
Thần phụ chính Lục Tú Phu thấy tình thế tuyệt vọng
ôm Vua Tống còn nhỏ nhảy xuống biển tự vẫn, người Tống nhìn thấy cảnh này đều
khóc than rồi lần lượt nhảy xuống biển chết theo vua, khung cảnh thật bi
thương. 7 ngày sau, hàng trăm ngàn xác người nổi đầy khắp mặt biển, đây được
xem là một trong những sự kiện bi thương nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Thần
phụ chính và vua Tống nhảy xuống sông (Ảnh minh họa)
Nhà Tống bị diệt vong, Đại Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt
của nhà Nguyên trở thành Hoàng đế Trung Hoa, Trung Hoa bị đô hộ suốt 100 năm.
Đó quả là thời kỳ đen tối trong lịch sử Trung Hoa.
Sau khi đánh tan nhà Tống, quân Nguyên tiếp tục mưu
đồ tràn xuống phía Nam. Ngay từ tháng 8 năm 1279, sau khi diệt nhà Tống, Hốt Tất
Liệt đã ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.
Năm 1285, Hốt Tất Liệt phong cho con trai Thoát Hoan
là Trấn Nam Vương dẫn hàng chục vạn quân tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Thế
nhưng đến đây, vó ngựa đại quân Nguyên Mông vốn đã giày xéo khắp nơi từ Á sang
u đã bị chặn lại bởi Trần Quốc Tuấn, vị Quốc Công Tiết Chế lừng danh sử Việt và
thế giới.
Lúc xuất quân Thoát Hoan hùng hổ bao nhiêu thì lúc
chạy thục mạng về nước nhục nhã bấy nhiêu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để
tránh tên của quân dân Đại Việt rồi bắt lính khiêng chạy trối chết về nước.
Quân Mông Cổ chạy về đến đất Nguyên ở Trung Hoa rồi,
quân Đại Việt vượt qua cả biên giới tiến sâu vào châu Tư Minh của Trung Hoa để
tiêu diệt giặc, khiến quân Nguyên hoảng sợ, chạy thoát rồi vẫn chưa hết run, tối
ngủ không được vì ác mộng.
Ngày 25/12/1287, lần thứ ba quân Nguyên sang đánh Đại
Việt, vẫn là Trấn Nam Vương Thoát Hoan cùng hàng chục vạn hùng binh, thế nhưng
Quốc Công Tiết Chế Trần Quốc Tuấn rất điềm nhiên “năm nay đánh giặc
nhàn”. Quả nhiên lần này hùng binh của quân Nguyên bị đánh cho đại bại,
thêm một lần nữa nhục nhã rút về nước.
Có thể có người cho rằng đâu chỉ có Đại Việt đánh thắng
quân Nguyên, vì Nhật Bản, Chiêm Thành và Miến Điện cũng đánh thắng quân Nguyên.
Nhưng chiến thắng của Nhật Bản có được còn nhờ sự đóng góp quan trọng của
“Thiên thời”. Ngoài tinh thần cảm tử của quân Nhật ra, hai lần bão tố và thiên
tai đã giúp người Nhật đánh chìm nhiều chiến thuyền Nguyên Mông. Trong cuộc chiến
với quân Nguyên tại Chiêm Thành và Miến Điện, về mặt quy mô và tinh lực của
quân Nguyên, thì không có lần nào có thể so với lần xâm lược thứ hai và thứ ba
trên đất Việt cả. Cuộc chiến với quân Nguyên tại Chiêm Thành cũng nhờ có Đại Việt
cử viện binh tiếp ứng.
Quân
Mông Cổ tràn vào Nhật Bản (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, chiến thắng của Đại Việt là nhờ sự đồng
lòng của người dân và vua quan nhà Trần, cùng tài thao lược của Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn.
Vây làm thế nào mà Trần Quốc Tuấn có thể đánh bại
quân Nguyên hùng mạnh khiến cả châu Á và châu Âu đều run sợ?
Kế sách của Trần Quốc Tuấn
Quân Nguyên đánh thắng khắp nơi từ Á sang Âu, nhưng
chưa ở đâu gặp phải kế sách từ ngoại giao cho đến đánh trận như ở Đại Việt.
Đầu tiên, trước khi tiến binh, quân Nguyên đã quen với
việc uy hiếp nước khác bằng cách dùng sứ giả khuyên hàng. Thế nhưng khi sứ giả
quân Nguyên đến thì nhà Trần bắt phải quỳ trước mặt Vua theo đúng phép tắc.
Kế sách của Trần Quốc Tuấn khi đánh quân Nguyên có
thể gói gọn trong mấy chữ: vườn không nhà trống, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu
đánh mạnh, dùng đoản binh phá trường trận.
Khi đánh nước khác, quân Nguyên thích đánh vào kinh
thành, vì nơi đây tập trung đa phần quân chủ lực. Đánh kinh thành thì cũng tiêu
diệt được quân chủ lực đối phương, lại có thể cướp bóc lương thực và nhu yếu phẩm.
Thế nhưng khi đánh Đại Việt thì quân Đại Việt lại chủ
động rút khỏi kinh thành, thực hiện “vườn không nhà trống”. Điều này khiến cho
quân Nguyên dù chiếm kinh thành vẫn không gặp được quân chủ lực của Đại Việt,
kinh thành lại trống không nên không thể cướp bóc được gì.
Quân Nguyên tiến đánh với sách lược đánh nhanh thắng
nhanh, nhưng quân chủ lực của ta lại rút đi nhằm bảo toàn lực lượng, khiến quân
Nguyên không thể đánh nhanh thắng nhanh được. Trần Quốc Tuấn lại cho các toán
quân nhỏ liên tục chặn bước tiến của địch, đánh để tiêu hao sinh lực và phá hủy
lương thực rồi rút ngay. Quân Nguyên truy kích không tìm thấy các toán quân này
vì không thông thạo địa thế.
Quân Nguyên không gặp được quân chủ lực Đại Việt để
đánh, cũng không biết quân chủ lực rút về đâu mà đuổi theo. Lâu ngày quân sĩ lại
mệt mỏi vì phải liên tục chống đỡ các cuộc tập kích của các cánh quân nhỏ vẫn
diễn ra hàng ngày.
Dần dần tình hình quân Nguyên lương thực đã cạn,
quân sĩ mệt mỏi không muốn tiếp tục cuộc chiến nữa, sĩ khí không còn. Lúc này
Trần Quốc Tuấn mới điều động đội quân chủ lực phản công đánh thẳng vào quân
Nguyên.
Trước sức mạnh tấn công của Đại Việt, quân Nguyên hoảng
sợ, không hiểu các cánh quân ở đâu hiện ra nhiều không kể xiết. Do tâm lý mệt mỏi,
quân Nguyên không thể thắng được sĩ khí của Đại Việt nên đại bại, rút chạy về
nước.
Trần Quốc Tuấn vực dậy tinh thần cho quân dân Đại Việt
Trước sức mạnh của đội quân làm run sợ khắp nơi trên
thế giới, Đại Việt cũng không ít người xuống tinh thần. Lúc đó, Trần Quốc Tuấn
đã làm “hịch tướng sĩ” để vực dậy tinh thần kháng Nguyên của quân sĩ.
Khi các tướng sĩ lo lắng Trần Quốc Tuấn có hiềm
khích với nhà Trần, anh em không thể hòa thuận, ông đã tắm cho em họ của mình
là Trần Quang Khải trên chiến thuyền trước sự hò reo của ba quân.
Khi quân ta rút khỏi Thăng Long, người rời đi sau
cùng là Trần Quốc Tuấn.
Khi quân ta phải rút lui trước sức mạnh của giặc,
nhà Vua hội họp các tướng rồi dò hỏi: “Hay là nên hàng”, Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái nói
ngay: “Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước đã rồi
hẵng hàng”.
Từ đó mọi niềm tin và ánh mắt của triều đình đều dồn
cả vào Trần Quốc Tuấn, ông trở thành trụ cột của Nhà Trần trong 2 lần đánh quân
Nguyên Mông (lần thứ 2 và thứ 3).
Tấm lòng trung sáng tỏ như đôi vầng nhật nguyệt
Người Việt có câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” dưới
trướng của Trần Quốc Tuấn đều là những người tài giỏi như Phạm Ngũ Lão, Yết
Kiêu, Dã Tượng, Trương Hán Siêu.
Khi nhiều người nhắc lại mối thù nhà, ông hỏi hai
gia nô cũng là tướng giỏi lúc đó là Yết Kiêu và Dã Tượng về chuyện này, hai vị
tướng này đáp rằng: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại
tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề
xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.
Nghe xong Quốc Tuấn rất cảm động.
Trần
Quốc Tuấn (Ảnh minh họa)
Sau đó con ông là Trần Quốc Tảng có nhắc lại lời
trăn trối của An Sinh Vương Trần Liễu, muốn cùng ông cướp ngôi vua, ông nổi giận
rút gươm toan chém đứa con này. Dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý
định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Quốc Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết,
đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.
Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở
phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm
Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống,
thì lịch sử Trung Hoa trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên đô hộ một
trăm năm.
Câu đối trên cho thấy châu Âu và Trung Hoa đều muốn
có con người này đến thế nào. Thế nhưng Trời xanh đã đặt định cho Trần Quốc Tuấn
trở thành con dân của Đại Việt.
Trong dân gian có truyền thuyết rằng mẹ của Trần Quốc
Tuấn nằm mơ thấy có một vị thiên thần tinh vàng tướng ngọc, tự xưng là Thanh
Tiên Đồng Tử sẽ xuống đầu thai. Lúc Trần Quốc Tuấn vừa được sinh ra đã có hào
quang toả sáng rực cả nhà.
Dù truyền thuyết đẹp đó có thật hay chỉ xuất phát từ
sự kính ngưỡng Hưng Đạo Đại Vương mà thành, thì người ta vẫn không khỏi suy ngẫm
rằng: Phải chăng Thiên Thượng đã phái Trần Quốc Tuấn xuống giúp nước Nam đánh bại
quân Nguyên Mông, lưu lại giai đoạn lịch sử xán lạn cho con dân Đại Việt?
Trần
Hưng