„Giờ đây sau 42 năm kết thúc
cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1975-2017), thiết tưởng phe Việt cộng đã gây ra các thảm trạng trước và sau chiến tranh,
trong hòa bình, cho nhân dân và đất nước, cần cúi mặt ăn năn thống hối, thay vì
tiếp tục ăn mừng như một “chiến thắng” (mà
thực chất chỉ là chiến thắng giả tạo); …
Đồng thời, phe Việt quốc
cũng cần cúi mặt ân hận thay vì nuôi dưỡng hận thù. Vì trong quá khứ đã không
làm được những điều cần làm để bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị ở Miền Nam,…“
Tìm về những ngôi mộ
thuyền nhân
Thiện
Ý
Refugee camp in Galang, Indonesia, 1986. Photo
Courtesy
Trong suốt tuần
qua, Đài phát thanh Saigon ở Houston, tiểu bang Texas, đã truyền đi các bản tường
trình trực tiếp về chuyến đi thăm mộ phần những thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình
ở Biển Đông trên đường tìm tự do. Theo đó, một phái đoàn khoảng 60 người đến từ
Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, phần nhiều là những thuyền nhân đã sống sót sau các
cuộc vượt biển đầy hiểm nguy với sóng gió và hải tặc. Chuyến đi thăm này dự định
kéo dài trong ba tuần đi đến một số hải đảo trong vịnh Thái Lan, Mã Lai và Nam
Dương, nơi có nhiều xác thuyền nhân bị chôn vùi dưới ba tấc đất, không quan
tài, không kim tĩnh!
Theo những thuyền
nhân vượt thoát trong những khoản thời gian khác nhau các năm trước đây, nay
tham gia phái đoàn cho biết, mục đích và ý nghĩa chuyến
đi này là để thăm viếng, tưởng niệm và cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo cho
các thuyền nhân có số phận không may đã bỏ mình trên biển cả do sóng dữ hay bị
hải tặc sát hại trên đường vượt biển.Vì vậy trong phái đoàn này có sự
tham gia của một số tu sĩ như một linh mục Công giáo và một Hòa thượng ở thành
phố Houston, Hoa Kỳ và một linh mục Công giáo đến từ Đài Loan.
Ngoài ra còn có
năm Nhà sư và một số tu sĩ Phật giáo Thái Lan tình nguyện tham gia phái đoàn đến
các hải đảo để cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân tử nạn còn vất vưởng nơi
đây được sớm siêu thoát. Đồng thời, phái đoàn cũng mang theo khoảng 70 bảng mộ
bia đề tên những người mà thân nhân họ biết đã bị vùi chôn trên các hoang đảo
mà họ từng trôi dạt vào bờ, đã chết đói chết khát hay bị hải tặc hãm hiếp, sát
hại…
Chuyến
đi này gợi nhớ thảm cảnh của những người Việt Nam tìm đường vượt biên, khởi sự
chỉ vài năm sau ngày 30-4-1975, ngày
cộng sản Bắc Việt cướp được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam,
thiết lập chế độ độc tài toàn trị trên cả nước, khiến nhiều người phải liều
thân bỏ nước ra đi tìm tự do. Hành động cướp chính quyền này của nhà cầm quyền
CSBV 42 năm trước đây (1975-2017) từng bị coi là vi phạm trắng trợn Hiệp Định
Paris ngày 27-1-1973 do chính họ là một trong bốn bên đã hợp soạn và ký kết.Vì
theo khoản (b) điều 9 Chương IV quy định “Việc thực hiện quyền tự quyết
của nhân dân Miền Nam Việt Nam” đã ghi như sau:
“b) Nhân
dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của Miền Nam Việt Nam
thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.”
Khoản (a) điều
11 thì ghi “Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương
trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn
tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc gồm ba
thành phần ngang nhau…”.
Đây là điều 15 của
chương V Hiệp Ðịnh Paris quy định rất rõ ràng: “Việc thống nhất nước Việt
Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và
thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn
tính bên nào… Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam thỏa thuận…”
Thế mà thực tế
đã xảy ra hoàn toàn trái ngược trước sự làm ngơ của những cam kết quốc tế bảo đảm
cho việc thực thi ghi trong bản “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình cho Việt Nam.” Hệ quả là, tuy chấm dứt được thảm trạng của cuộc
chiến tranh “cốt nhục tương tàn,” nhưng đã xô đẩy cả một dân tộc vào nhiều thảm
trạng khác trong hòa bình (theo nghĩa không còn tiếng súng) sau cuộc
chiến. Vì sau khi nắm quyền thống trị độc tôn trên cả nước, đảng và cầm quyền
CSVN đã thi hành các chủ trương, chính sách cực kỳ gian ác gây nhiều khổ lụy
cho nhân cả nước, nhất là với dân Miền Nam mới “giải phóng” mà họ miệt thị gọi
là “dân ngụy, ngụy quân, ngụy quyền.”
Ngay những ngày
tháng năm đầu sau 30-4-1975, Việt cộng đã thực hiện chủ trương chính sách tập
trung lao động cải tạo hàng trăm ngàn sĩ quan quân đội và các viên chức chỉ huy
hành chánh các cấp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa; đưa đến thảm cảnh ly tán gia
đình, đẩy những người vợ trẻ con thơ vào cuộc sống bơ vơ, quẫn bách đến cùng cực,
phải bương trải kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Một số đông vợ con những người tù cải
tạo không biết làm gì để sống ở các thành thị, đã phải tự nguyện hay bị dụ dỗ,
cưỡng ép đi lập nghiệp các vùng kinh tế xa thành thị, ở những nơi rừng thiêng,
nước độc, cực khổ, thiếu thốn trăm bề.Nhiều người trong số họ đã chết vì thiếu
ăn, thiếu thuốc điều trị khi bệnh hoạn. Tiếp theo sau là các cuộc đổi tiền,
đánh tư sản đợt I, đợi II, hầu hết dân Miền Nam dân thường cũng như những người
bị ghép vào diện bị đánh tư sản đều trắng tay… Nhưng đây mới chỉ là những thảm
cảnh mà nhà cầm quyền Việt cộng đã gây trước mắt cho những quân, dân, cán chính
chế độ VNCH ở Miền Nam, còn có một thảm trạng lâu dài khác sau hòa bình cho các
thế hệ con cháu họ, được tóm gọn trong ba câu thơ
“Hòa bình, thống nhất, tự do
đâu?
“Lý lịch bao đời đeo thân phận?
“Con thơ cam chịu đến bạc đầu…”
Đứng trước những
thảm trạng sau chiến tranh, trong hòa bình trên, tất cả dân Miền Nam như bị nhà
cầm quyền chế độ mới dồn vào con đường cùng. Nhiều người đã tìm cách vượt thoát
ra cảnh khốn cùng bằng cái chết hay tìm đường vượt biên bằng mọi cách và mọi
giá, kể cả đánh đổi mạng sống để “tìm sự sống trong cái chết.” Chính hiền thê của
tôi dã có lúc quẫn bách vì quá khổ cực kiếm sống nuôi ba con thơ dại với một mẹ
chồng, đã có ý định bỏ lại tôi trong tù tìm đường vượt biên. Nếu ngày đó
(1979), vợ con tôi đi vượt biển, liệu có đến được bến bờ tự do hay cùng chung số
phân với hàng triệu thuyền nhân phải vùi thân trong bụng cá hay trong lòng biển
cả?
(2). Theo ước đoán của cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc,
thì có khoảng 5 triệu người việt Nam đã vượt biên sau ngày 30-4-1975, nhưng chỉ
sống sót đến được các trại tỵ nạn trong vùng khoảng ba, bốn triệu; số còn lại mất
mạng trong rừng sâu (một số ít vượt biên bằng đường bộ) hay bỏ xác trên biền cả
hay bị nạn hải tặc sát hại (với đa số vượt biên bằng đường biển).
Thành ra, chuyền đi thăm mộ phần và cầu nguyện cho
linh hồn các thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên Biển Đông trên đường tìm tự do của
phái đoàn 60 người lúc này, ngoài mục đích và ý nghĩa linh thiêng cao đẹp mà những
người tham gia phái đoàn bày tỏ, thiết tưởng còn có ý nghĩa đặc biệt hơn. Vì nó
diễn ra trong thời khoảng gần ngày 30-4-1975, ngày đánh dấu kết thúc cuộc chiến
tranh “nồi da xáo thịt” để lại nhiều di hại cho dân tộc. Vì sự kết thúc này, nếu
đã chấm dứt được những thảm cảnh trong chiến tranh, thì lại xô đẩy nhân dân cả
nước Việt Nam vào một thảm trạng trong hòa bình mà thực tế còn tệ hại hơn nhiều,
do chế độ độc tài toàn trị CSVN gây ra.
Giờ
đây sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1975-2017),
thiết tưởng phe Việt cộng (đảng và nhà cầm quyền
CSVN hiện nay) đã gây ra các thảm trạng trước và sau chiến tranh, trong hòa
bình, cho nhân dân và đất nước, cần cúi mặt ăn năn thống hối, thay vì tiếp tục
ăn mừng như một “chiến thắng” (mà thực chất chỉ là chiến thắng giả tạo);
tuy có trễ nhưng chưa muộn. Đồng thời, phe Việt quốc (các
chính đảng quốc gia, các tổ chức, cá nhân chống cộng vì dân chủ cho đất nước)
cũng cần cúi mặt ân hận thay vì nuôi dưỡng hận thù. Vì trong quá khứ đã không
làm được những điều cần làm để bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị ở Miền Nam,
tạo cơ hội cho phe Việt Cộng có tư thế và điều kiện thủ ác, không chỉ gây ra những
thảm trạng trước mắt mà còn di hại nhiều mặt lâu dài cho nhân dân và đất nước
Việt Nam thân yêu của chúng ta.