Những loài sen lạ trên
khắp Việt Nam
Sen nghìn cánh xếp thành tầng lớp, trong khi sen Tịnh Đế
lại cho hai bông hoa chung một cuống.
Sen Tịnh Đế tại một đầm sen ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Hai bông hoa chung một cuống được coi là hiện tượng dị
biến trên hoa sen. Xưa kia hoa này dành để tiến Vua nên mới có tên "Tịnh
Đế". Hai hoa cùng nở, cùng tàn còn tượng trưng cho tình yêu nam nữ thủy
chung.
Loài sen vàng (Autumn in Moling) ở Trâu Quỳ.
Loài sen nghìn cánh được trồng ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Mỗi
bông nở gần ba tuần. Lớp cánh ngoài như hoa sen thường nhưng bên trong gồm
nhiều lớp cánh nhỏ hình bầu dục.
Sen Quan âm hồng (Bách diệp liên) tại chùa Ninh Xá, Thường Tín,
Hà Nội. Mỗi bông hoa khi nở to có đường kính lên tới 30 cm, độc đáo bởi những
lớp cánh hoa dày nằm sát nhau.
Hoa sen Cung Đình tại chùa Hưng Phúc, Thanh Trì, Hà Nội. Đây là
giống sen quý, thường có màu hồng và trắng, nở rực rỡ nhất trong ba ngày và thu
hút nhiều ong đến lấy mật.
Mùa sen nở đẹp trong khoảng tháng 4 - 7 tùy theo vùng miền.
Trong ảnh là sen Táo trắng (white apple) tại khu vườn ở thị xã Điện Bàn, Quảng
Nam. Theo anh Nguyễn Hà Phú (Hà Nội) - người thường xuyên chụp ảnh hoa sen,
loài này khỏe và sai hoa. Tùy thuộc vào nhiệt độ và chất đất mà hoa cho ra màu
sắc khác nhau, lúc hoa gần tàn cho màu vàng hoặc xanh cốm.
Sen Đỏ huyết (drop blood lotus) ở phường Vĩnh Điện, thị xã Điên
Bàn.
Người dân thu hoạch đài sen tại đầm sen xã Điền Lộc, huyện Phong
Điền, Thừa Thiên - Huế.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Hà Phú.
Ảnh: Nguyễn Hà Phú.