VN bỏ 'phiếu
trắng' cho dự thảo nhân quyền
Image
copyright Getty Images Image caption Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cho biết,
Việt Nam đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những
người bảo vệ nhân quyền.
Ngày thứ Tư 25.11, sau phiên họp "căng thẳng", Ủy Ban số 3 của
Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo Nghị quyết lần cuối về những người bảo vệ
Nhân quyền.
Thông cáo từ Liên Hiệp Quốc cho biết phiên họp đã diễn ra với "thảo
luận căng thẳng hàng loạt vấn đề", Ủy ban chuyên trách các vấn đề xã hội,
nhân đạo và văn hóa đã thông qua dự thảo nghị quyết về những người bảo vệ nhân
quyền, sẽ trình lên Đại Hội Đồng vào Tháng 12.
Đại diện từ
Na Uy là người giới thiệu nội dung văn bản dự thảo trong cuộc họp. Nước này cho
biết trong các phiên họp trước, 'Đại Hội Đồng đã thể hiện mối quan tâm khẩn cấp đối với
những cuộc tấn công nhắm vào người bảo vệ nhân quyền'.
Bản dự thảo mạnh mẽ lên án bạo lực và đe dọa chống lại
người bảo vệ nhân quyền. Với văn bản này, Đại Hội
Đồng sẽ 'mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia kiềm chế các hành vi đe dọa hay trả đũa
chống lại những người bảo vệ nhân quyền'. Văn bản này cũng 'nhấn mạnh vai trò
của mọi tập đoàn doanh nghiệp tôn trọng quyền của những nhà bảo vệ nhân quyền'.
"Thiếu rõ ràng"?
Trong phiên họp, đã có 117 quốc gia bỏ phiếu thuận, 14 nước bỏ phiếu chống
và 40 nước bỏ phiếu trắng.
Việt
Nam bỏ phiếu trắng với dự thảo nghị quyết này.
Giải thích lý do bỏ phiếu trắng, thông cáo của Liên Hiệp Quốc dẫn lời người
đại diện Việt Nam nói đoàn Việt Nam
"đã tham vấn
đầy đủ các cấp" và "vì lý do nghị quyết thiếu rõ ràng và cân
bằng", Việt Nam quyết định bỏ phiếu trắng.
Trung cộng bỏ phiếu chống vì cho rằng: "Các nước phương Tây đã sử dụng việc bảo vệ người bảo vệ nhân
quyền là lý do để can thiệp vào nội bộ các nước đang phát triển".
14 quốc gia bỏ phiếu chống dự thảo nghị quyết gồm
Burundi, Kenya, Nga, Syria, Myanmar, Nigeria, Ả Rập Saudi, Zimbawe, Trung Quốc,
Bắc Triều Tiên, Nam Phi, Iran, Pakistan, Sudan.
Trước khi phiên họp ngày 25.11 diễn ra, Tổ chức quốc tế chống tra tấn OMCT và Phong trào nhân quyền thế
giới FIDH đã gửi thư thỉnh nguyện đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu công nhận vai trò
của những nhà đầu tranh nhân quyền và việc bảo vệ họ.
Thư của OMCT viết:"Người bảo vệ
nhân quyền thường phải đối mặt với hàng loạt sự xâm phạm và lạm dụng dưới bàn
tay của nhà nước và các tổ chức phi nhà nước.Các quốc gia phải công nhận vai
trò của người bảo vệ nhân quyền, những nguy cơ đặc thù họ phải đối mặt, và cam
kết bảo vệ họ."