TỔNG HỢP MỘT SỐ THÔNG TIN
CHÍNH THỨC VỀ VIỆC ĐƯA THƯƠNG PHẾ BINH VNCH SANG ĐỊNH CƯ TẠI HOA KỲ
DÂN BIỂU ALAN
LOWENTHAL TRẢ LỜI RFA VỀ ĐỀ NGHỊ ĐƯA THƯƠNG PHẾ BINH VNCH SANG MỸ
Hôm 17 tháng 12 vừa qua, một số Dân biểu Mỹ bao gồm Dân biểu Alan
Lowenthal, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Christ Smith, Dân biểu Zoe Lofgren
và Dân biểu Gerald Connolly đã viết một bức thư đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
xem xét đưa 500 sĩ quan thương phế binh VNCH sang định cư tại Mỹ. Nhân dịp này,
Việt Hà của đài ACTD có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Lowenthal về đề nghị này.
Không
có ai tranh đấu cho họ
Việt Hà: Thưa Dân biểu, cuộc chiến Việt
Nam đã kết thúc hơn 40 năm về trước. Đã có nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng
Hòa được sang định cư tại Mỹ theo chương trình ra đi có trật tự ODP và chương
trình nhân đạo HO từ lâu. Tại sao đến bây giờ Dân biểu cùng với các Dân biểu
khác quyết định đưa ra đề nghị định cư các thương phế binh VNCH còn ở lại Việt
Nam sang Mỹ?
Họ
bị bỏ ra ngoài. Họ đã phải chịu đựng khổ cực cho đến tận bây giờ. Rất nhiều
người trong số họ đã phải sống trong nghèo khổ, bị bệnh tật, không được chấp
nhận trong xã hội, họ bị tàn tật bởi chiến tranh. Không có ai tranh đấu cho
họ.
DB Alan Lowenthal: Khoảng hơn 1 năm trước vào tháng 11 năm
2014 tôi có gặp đại diện của SBTN và hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ
VNCH và họ đưa ra vấn đề là có nhiều thương phế binh VNCH vẫn còn sống ở trong
nước. Mặc dù chúng ta đã có chương trình ODP và HO nhưng nếu những thương phế
binh đó không phải đi học tập cải tạo hay đi tù thì họ không hội đủ tiêu
chuẩn theo các chương trình đó dù họ có chiến đấu và bị thương trên chiến
trường đi chăng nữa. Hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH đưa cho tôi
danh sách 500 sĩ quan VNCH là những thương phế binh và họ có thể hội đủ điều
kiện để định cư ở Mỹ nếu chúng ta được phép thực hiện việc này theo diện HO.
Chúng tôi quyết định tìm hiểu và tôi đã gặp Dân biểu Royce để xem xét là liệu
chúng tôi có thể cùng nhau thực hiện việc này. Tại cuộc gặp đó chúng tôi quyết
định là chúng tôi sẽ thảo một bức thư và đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm những
thay đổi ngay bay giờ mặc dù đã nhiều năm trôi qua, chúng tôi không đưa ra một
dự luật mới. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ dễ hơn là đưa ra một dư luật mới vì mặc dù
đã nhiều năm trôi qua kể từ khi chương trình HO bắt đầu nhưng những người này
đã không được vào chương trình HO. Tôi và Dân biểu Royce cho rằng sẽ dễ dàng
hơn nếu chúng tôi nhận được hậu thuẫn từ Ngoại trưởng để đưa 500 người này vào
trong bước tiếp tới. Đó là lý do vì sao đến bây giờ mới có bức thư nhưng đây là
cả một quá trình được bắt đầu từ ngày 4 tháng 11 năm 2014 khi tôi gặp Hội cứu
trợ và đại diện SBTN và do đó mà tôi biết được vấn đề và đã tiến hành việc này
trong suốt hơn một năm qua.
Việt Hà: Mục đích việc đề nghị xin định cư
cho họ tại Mỹ là gì thưa ông?
DB Alan Lowenthal: Bởi vì họ bị bỏ ra ngoài.
Họ đã phải chịu đựng khổ cực cho đến tận bây giờ. Rất nhiều người trong số họ
đã phải sống trong nghèo khổ, bị bệnh tật, không được chấp nhận trong xã hội,
họ bị tàn tật bởi chiến tranh. Không có ai tranh đấu cho họ. Vì vậy khi chúng
tôi đưa vấn đề này ra theo chương trình HO là chương trình nhân đạo thì họ phải
được tham gia vào chương trình đó. Chúng tôi đã không có danh sách của họ trước
kia, không ai cung cấp danh sách của họ. Bây giờ khi hội cứu trợ thương phế
binh và quả phụ VNCH đưa ra danh sách 500 người và hỏi là liệu chúng tôi
có thể làm gì cho họ và đó là lý do chúng tôi thực hiện việc này bây giờ.
Việt Hà: Như vậy, những người nằm trong
diện được đề nghị sang Mỹ lần này chỉ là những cựu sĩ quan VNCH chứ không phải
cả những người lính thường?
DB Alan Lowenthal: Đúng vậy, chúng tôi bắt
đầu với những người này, những sĩ quan quân đội VNCH vì đó là danh sách mà
chúng tôi có được vào lúc này mà chúng tôi có thể đưa ra cho Bộ Ngoại Giao. Đó
là danh sách chính thức duy nhất mà chúng tôi có về các cựu sĩ quan quân đội
VNCH, những người bị từ chối không được dời Việt Nam trước kia và bị kẹt lại
trong tình thế khó khăn.
Nhiều
hy vọng sẽ được thông qua
Việt Hà: Hiện tại ở Mỹ đang có tranh
luật rất gay gắt liên quan đến vấn đề nhập cư, liệu ông có chuẩn bị cho những
khó khăn mà mình sẽ gặp phải khi đưa ra đề nghị này?
DB Alan Lowenthal: Đó là lý do mà chúng tôi bắt đầu với việc
đề nghị Bộ Ngoại Giao đưa những người này vào chương trình hiện tại, thay vì đi
qua quá trình tranh luận về nhập cư và giới thiệu một dự luật mới. Chủ tịch ủy
ban Đối ngoại Hạ viên Ed Royce và tôi theo cách lưỡng đảng hy vọng là chúng tôi
không phải thảo luận vấn đề đó mà thay vào đó để Bộ Ngoại giao xem xét chương
trình hiện tại và đưa những người này vào chương trình hiện tại.
Việt Hà: Dân biểu đã nhận được phản hồi
nào từ Bộ Ngoại giao chưa?
DB Alan Lowenthal: Chưa chúng tôi chưa nhận được phản hồi. Đó
là bước tiếp theo. Chúng tôi bây giờ đang đợi Bộ Ngoại giao phản hồi, và dựa
vào những đánh giá chúng tôi sẽ có quyết định những bước tiếp theo là gì.
Chúng tôi sẽ bắt đầu thảo
luận với Bộ Ngoại giao và chúng tôi hy vọng là chừng nào chúng tôi không phải
đề nghị Bộ Ngoại giao đưa ra một dự luật mới mà chỉ đề nghị họ dùng chương
trình hiện tại thì chúng tôi có nhiều hy vọng là đề nghị này sẽ được thông
qua.
Việt Hà: Theo ông thì sớm nhất đến bao
giờ Bộ Ngoại giao mới có trả lời?
DB Alan Lowenthal: Tôi nghĩ chúng tôi sẽ
nhận được phản hồi vào đầu năm tới vì Bộ ngoại giao đang trong thời gian nghỉ
lễ. Tôi nghĩ là khoảng vào tháng một hoặc tháng 2 chúng tôi sẽ nhận được câu
trả lời, chúng tôi sẽ không đợi quá lâu vào năm mới.
Việt Hà: Dân biểu hy vọng thế nào vào
câu trả lời từ Bộ Ngoại giao?
DB Alan Lowenthal: Chúng tôi nghĩ đây là việc làm hợp lý.
Chúng tôi bây giờ đã có họ tên những người này, chúng tôi có số lượng giới hạn.
Chúng tôi không giới thiệu một dự luật mới nên chúng tôi có nhiều hy vọng. Chúng
tôi sẽ bắt đầu thảo luận với Bộ Ngoại giao và chúng tôi hy vọng là chừng nào
chúng tôi không phải đề nghị Bộ Ngoại giao đưa ra một dự luật mới mà chỉ đề
nghị họ dùng chương trình hiện tại thì chúng tôi có nhiều hy vọng là đề nghị
này sẽ được thông qua.
Việt Hà: Nếu trường hợp vì những lý do
khó khăn nào đó mà Bộ Ngoại giao không chấp nhận đề nghị này thì Dân biểu đã có
kế hoạch cho bước tiếp tới là gì không?
DB Alan Lowenthal: Nếu vậy thì đến lúc đó tôi nghĩ tôi sẽ phải
nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Ed Royce nếu chúng tôi sẽ phải
đi qua một quá trình về một dự luật cứu trợ, đó sẽ là một quá trình dài hơn và
chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ không phải đi qua bước đó. Nhưng chắc chắn chúng
tôi sẽ thảo luận với nhau các bước tiếp tới là gì. Điều mà chúng tôi vừa làm là
một bước khởi đầu hợp lý vì chúng tôi có danh sách của 500 sĩ quan… Chúng tôi
sẽ không ngừng việc này. Chúng tôi hy vọng Bộ Ngoại giao sẽ đồng ý nhưng nếu họ
không đồng ý thì chúng tôi sẽ xem xét bước tiếp cận về dự luật…
Việt Hà: Như vậy chắc sẽ nhiều khó khăn
và mất thời gian?
DB Alan Lowenthal: Nó sẽ là một trong nhiều
dự luật liên quan đến vấn đề nhập cư. Khó khăn đối với dự luật không nằm ở vấn
đề là nó là một dự luật đặc biệt mà khó khăn nằm ở chỗ là có quá nhiều dự luật
về nhập cư được đưa ra và có nhiều khả năng nó sẽ bị kẹt lại trong đó. Vì thế
chúng tôi cố gắng đưa vấn đề này tránh xa khỏi những khó khăn đó bằng cách để
Bộ Ngoại giao đưa nó vào trong các chương trình hiện tại.
Việt Hà: Xin cảm ơn Dân biểu đã
dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
CHƯƠNG TRÌNH H.O TÁI
ĐỊNH CƯ: TẤT CẢ LÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU
Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến
quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng
lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã
phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy
nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với
hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN
đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce.
Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”
Năm 1990, chương trình H.O cho các tù nhân chính trị phải chịu cảnh tù đày
sau biến cố 30 tháng 4 đã mở ra một chương lịch sử lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
với gần 300 ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn là sức người có hạn. Vẫn còn rất nhiều những người lính sau khi
kết thúc chiến tranh, dù là sĩ quan nhưng là thương phế binh nên họ không đi
“học tập cải tạo”, không ở tù, và như thế, họ không đáp ứng được yêu cầu của dự
luật H.O năm đó.
Từ
tiếng kêu gọi của một người bạn bên kia bờ đại dương
Việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với
hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN
đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce.
Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.
40 năm sau, những phận đời lính oai hùng ngày nào, giờ đang trải qua những
tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những khó khăn
trong cuộc sống, con, cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công
trong xã hội. Họ chia sẻ nỗi niềm với những đồng đội cũ, những người may mắn
hơn trong chương trình H.O hơn 20 năm trước. Và điều này đã làm cho nhạc sĩ
Trúc Hồ cùng với nhóm những người H.O (Hội thương phế binh, cô nhi quả phụ do
nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn sáng lập từ năm 1992 đến nay) nghĩ về
việc vận động cho một chương trình tái định cư:
“Đây là tấm lòng thành thật của người
Việt Nam ở hải ngoại từ tiếng kêu gọi của một người bạn ở bên kia bờ đại dương,
là một thương phế binh sĩ quan gọi cho một người sĩ quan bên Hoa Kỳ, nói rằng
có cách nào giúp cho họ đi không. Họ cũng là sĩ quan, gãy tay, gãy chân. Bây
giờ con của họ bị đì, cháu của họ bị đì.”
Theo lời Bà Hạnh Nhơn, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhạc sĩ Trúc Hồ,
dân biểu Alan Lowenthal đã kêu gọi những dân biểu khác cùng đưa vấn đề này lên
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Về phía nhạc sĩ Trúc Hồ thì ông cho biết mình đã tìm gặp ông John McCain,
một trong hai tác giả của dự luật H.O để vận động mở lại chương trình tái định
cư cho thương phế binh VNCH:
“Tôi gặp ông Alan, rồi đến ông Ed
Royce, rồi đến ông John McCain. Tất cả những người dân biểu tôi gặp đều chỉ về
ông John McCain hết, tác giả của đạo luât H.O. Tôi đã vận động ông McCain hai
lần rồi, và sẽ tiếp tục vận động trong mùa bầu cử này.”
Chương trình được vận động từ hơn một năm nay. Cho đến ngày 17 tháng 12 vừa
qua, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại
giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher
Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng
John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các
Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.
Cho
đến ‘Chương trình H.O nối tiếp’
Như lời Bà Hạnh Nhơn đã cho biết, Hội H.O Cứu trợ Thương phế binh VNCH đã
gửi 580 bộ hồ sơ của cựu sĩ quan thương phế binh để chờ xem xét cho chương
trình tái định cư. Nói về lý do vì sao đối tượng của các bộ hồ sơ chỉ là sĩ
quan, cả nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn đều cho biết bởi vì chương trình mà họ
vận động là một chương trình nối tiếp cho dự luật H.O đã có sẵn vào năm 1990.
Thời gian để dự luật H.O được thực thi năm 1990 là phải trải qua 7 ,8 năm
thương thảo, thay đổi rất nhiều điều lệ. Chính vì thế, theo Bà Hạnh Nhơn, không
ai dám chắc rằng sẽ không phải chờ đến 7 hoặc 8 năm để làm hết tất cả hồ sơ cho
các thương phế binh còn lại ở Việt Nam:
“Chúng tôi không phải là phân biệt
đối xử mà không lo cho anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Mà tại vì có chương trình
H.O có sẵn, và trước đây chính phủ Hoa Kỳ đã cho chương trình H.O để sĩ quan
qua đây trước chứ không có chương trình cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Cái đó là do
quyết định ở trên, chúng tôi không rõ. Bây giờ chúng tôi chỉ cho sĩ quan với
cái số ít như vậy để cho người ta mở chương trình H.O đã có sẵn thì dễ hơn là
mở ra 1 chương trình khác. chúng tôi xin hé mở chương trình H.O nối tiếp cho số
sĩ quan thương phế binh qua trước cái đã rồi mình sẽ tính về sau“.
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng chia sẻ những ý tưởng của ông trong bước đầu của cuộc
vận động này:
“Chúng tôi có nói với thượng nghị sĩ
Việt Nam mình là bà Janet Nguyễn giúp một tay. Ý tưởng ban đầu là dựa vào dự
luật H.O có sẵn. Mình chỉ muốn mở rộng thêm cái dự luật H.O thôi vì hồ sơ của
thương phế binh, mà sĩ quan thì H.O đã có sẵn. Mình làm sao để người ta cộng
thêm một số người mà dự luật này bỏ quên là những người sĩ quan mà thương phế
binh. Những dân biểu mình gặp thì họ đã lên tiếng. Bà Janet Nguyễn thì lại muốn
hết tất cả thương phế binh.”
Chưa
có quyết định cụ thể
Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng
tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh
em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.
Cho đến thời điểm hiện tại thì chương trình này vẫn còn đang trong quá
trình xem xét, chưa có một quyết định cụ thể nào từ phía Hoa Kỳ. Và theo như
lời Bà Hạnh Nhơn cho biết, mặc dù lá thư của các vị dân biểu đã được gửi ra,
nhưng thật sự đây chỉ là một sự khởi đầu:
“Hiện tại chưa có một quyết định nào
hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra
mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá.
Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.”
Chính nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nói rằng con đường phía trước còn rất dài, vì
tất cả những gì mà ông và hội H.O cũng như chính lá thư của các vị dân biểu đều
đang ở thời kỳ vận động cho việc mở lại chương trình tái định cư:
“Đây là những gì đang trong thời gian
vận động, chưa có gì thật hết. Những người lính trong nước đừng nghe lời ai mà
đưa tiền làm hồ sơ. Hiện giờ còn nằm trong vận động và những người dân biểu lên
tiếng ủng hộ thôi.”
Bà Hạnh Nhơn bày tỏ sự lo lắng trước những thông tin không chính xác sẽ làm
cho số người thương phế binh VNCH ở Việt Nam hy vọng trong khi tất cả vẫn
còn là bước khởi đầu:
“Hiện tại chưa có quyết định gì hết.
mà bên này cứ tin đồn về Việt Nam làm rất tội cho anh em. Họ cứ tưởng là đã
quyết định rồi, được rồi. Rồi có những dịch vụ đưa ra để làm giúp hồ với giá rẻ
làm cho anh em rất tội nghiệp. Họ đang bình an, đang chấp nhận cuộc sống. Chúng
tôi trấn an anh em là khi nào chính phủ Hoa Kỳ quyết định thì sẽ phổ biến rộng
rãi, khi đó mới biết được chắc chắn.”
Vạn sự khởi đầu nan. 40 năm là một đoạn đường dài cho một cuộc đời, đối với
những người lính thương phế binh VNCH năm xưa sẽ còn vô tận và gian nan hơn
nhiều nữa. Cho dù tất cả chỉ là bước khởi đầu, nhưng chúng ta hãy cùng cầu chúc
cho niềm hy vọng của những người lính ấy mau chóng thành hiện thực.
Người lính miền Bắc nghĩ gì về thương phế binh VNCH?
Những mất mát của thân thể không thể thay thế
Sau chiến tranh người thương phế binh VNCH bị phân biệt đối xử một cách
công khai bởi những người chiến thắng, tuy nhiên đối với gần như hầu hết bộ đội
miền Bắc thì cái nhìn của họ đối với người từng cầm súng phía bên kia chiến
tuyến không vô cảm và cục bộ như của chính quyền hiện nay.
Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã 40 năm nhưng nỗi buồn vẫn đọng lại
trên rất nhiều phần thân thể của những người thương phế binh chế độ cũ. Vết
thương trên mình có thể lành nhưng mất mát của thân thể không có gì thay thế
được.
Trong những cuộc chiến giữa hai quốc gia thì thương phế binh được đất nước
của mình chăm sóc kể cả khi thua cuộc nhưng trường hợp Việt Nam thì khác, cả
hai phía cùng một quốc gia nên kẻ thắng cuộc cũng là người thua mặc dù chỉ một
một nửa dân số, trong đó có hàng chục ngàn thương phế binh của chế độ cũ.
Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên
kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ
không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế.
Những người lính này không ai có trách nhiệm tới. Họ bị chính quyền mới xem
như thành phần ngụy quân ngụy quyền, và cuộc sống có khó khăn cách mấy thì cũng
phải tự bươn chải chiến đấu với cuộc sống mới.
Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác
tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị
của chính quyền đối với thương phế binh VNCH mà ông gọi là khắc nghiệt như sau:
“Đứng về phương diện nhân đạo của cái
khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi
cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến
tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng
chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của
phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh
của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không
nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
Mới đây một bức thư chung của nhiều vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ gửi cho Bộ
Ngoại giao Mỹ đề nghị xem xét và nhận số sĩ quan thương phế binh của VNCH sang
Mỹ định cư như đã từng có chương trình HO cách đây hơn 30 năm.
Tin vui này lập tức lan rộng và niềm hy vọng cho người thương binh ở quê
nhà thêm vững chắc. Nhiều người tin rằng tuy cuộc vận động nhắm vào cấp sĩ quan
nhưng trong hoàn cảnh của những mất mát chung thì vết thương của họ hoàn toàn
không thể phân biệt giữa người lính và chỉ huy của họ, vì vậy chương trình khi
đi vào thực hiện không ai tin quốc hội Mỹ lại phân biệt những thương binh đã bỏ
một phần thân thể của họ trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhấ
Nhà thơ Bùi Minh Quốc mặc dù không khoác áo bộ đội nhưng ông theo sát người
lính miền Bắc qua công tác phóng viên của tạp chí Văn nghệ giải phóng khu V
luôn luôn trong tuyến đầu và vì vậy ông quan sát được rất nhiều trận đánh cùng
các bi kịch chiến tranh mà cả hai bên chịu đựng. Ông chia sẻ với tin vui này:
“Chính sách của chính quyền Việt Nam
lâu nay từ sau 75 tới nay rất tệ. Tức là họ phân biệt đối xử và họ không quan
tâm tới cái quyền sống của số anh chị em thương phế binh của phía VNCH này. Cho
đến lúc gần đây do những chuyển biến của cục diện, tình hình chính trị thế giới
và quốc nội thì họ buộc phải có những chuyển hướng và bây giờ nghe tin chính
phủ Mỹ có một chính sách như thế tôi rất mừng rất hoan nghênh.”
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, cũng là một bộ đội của quân đội Bắc Việt cho
biết:
“Khi nghe thông tin này tôi rất ủng
hộ. Vừa qua tôi có tiếp xúc với anh em thương phế binh VNCH tại nhà thờ 38 Kỳ
Đồng tôi đã gặp rất nhiều anh em và đã phỏng vấn họ. Trong trường hợp này nếu
có chương trình như vậy thì tôi rất ủng hộ vì thực ra họ là những người lính đã
chịu rất nhiều thiệt thòi bởi vì kết cục của cuộc chiến tranh 55-75 là một kết
cục hoàn toàn bất lợi cho anh em binh sĩ VNCH và đặc biệt là những người thương
phế binh. Họ không được chăm sóc từ phía chính quyền. Họ không được hưởng một
điều gì cả.”
Những
người xứng đáng được trả công
Chiến tranh đã qua, người thắng trận tuy không phải ai cũng chia sẻ đồng
đều quyền lợi an sinh xã hội nhưng dù sao thì những thương phế binh VNCH ngày
ngày ngồi một mình trong bóng tối vì không di chuyển được hay đang phải đấu
tranh kiếm sống ngoài chợ đời cũng đều chung một ý tưởng bị bạc đãi vì đã cầm
súng chống lại phía bên kia. Đề nghị đưa họ sang định cư ở Mỹ có lẽ sẽ làm cho
nguồn hy vọng bừng cháy trở lại không phải cho chính bản thân mà là cho con cái
của họ, những người xứng đáng được trả công vì đã bỏ một phần thân thể cho đất
nước Việt Nam.
Khi mà tôi phát biểu với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của
tôi là tôi muốn gửi đến tình thương mến của tôi đối với anh em, những người
đang thiệt thòi trong cuộc sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy
cho nên họ chịu số phận như vậy.
Trong thời gian gần đây, Dòng Chúa Cứu Thế nằm tại nhà thờ đường Kỳ Đồng
Saigon đã có những hoạt động từ thiện giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Mặc
dù sự chia sẻ của xã hội không nhiều nhưng những gói quà ít ỏi lại chứa rất
nhiều tình cảm con người với nhau, khả dĩ vơi bớt những đau đớn mà họ và gia
đình gặp phải hàng ngày. Thế nhưng những tấm lòng ấy cũng bị săm soi bởi chính
quyền vì họ không tin trong những gói quà ấy không chứa đựng mầm mống bất ổn
cho chế độ. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy kể lại:
“Tôi được biết khi anh em đi nhận quà
của chương trình tri ân thương phế binh VNCH thì họ bị cản trở ở các địa phương
cho nên họ rất thiệt thòi và tôi đã tiếp xúc rất nhiều với họ rồi. Chương trình
này diễn ra trong 10 ngày mỗi ngày có thể tặng quà cho 200 tới 300 người thôi
trong khi đó thì danh sách rất nhiều người. Tôi đã thấy những hoàn cảnh mà vợ
đưa chồng đi, những người thương phế binh cụt chân cụt tay…
Khi mà tôi phát biểu
với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của tôi là tôi muốn gửi đến
tình thương mến của tôi đối với anh em, những người đang thiệt thòi trong cuộc
sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy cho nên họ chịu số phận như
vậy. Tôi là một người lính trong quân đội Bắc Việt trước tình cảnh ấy thì tôi
cũng phải nói là rất xúc động, xúc động vô cùng.”
Đại tá Phạm Xuân Phương nhận xét về đề nghị cho chương trình định cư của
anh em thương phế binh VNCH:
“Tôi cho rằng nếu nhà nước không đảm
đương nỗi thì để cho họ đi là tốt chứ có gì đâu.”
Tất cả hy vọng vẫn còn phía trước và không người Việt Nam nào đành lòng nói
không với đồng bào mình nhất là khi họ đáng được có đời sống không chật vật như
hôm nay bởi những gì họ đã cống hiến từ chính thân thể của họ.
TÂM TÌNH CỦA TPB VNCH
VỀ ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC ĐỊNH CƯ Ở HOA KỲ
Vào hôm 17/12/2015, 5 vị Dân Biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng John
Kerry xem xét để tái định cư cho các cựu sĩ quan Thương Phế Binh (TPB) VNCH còn
sót lại ở VN hiện nay. Phản ứng và tâm tình của các cựu quân nhân TPB VNCH
trước thông tin này ra sao?
Theo số liệu không chính thức của Hội H.O Cứu trợ Thương Phế Binh (TPB)
& Quả phụ VNCH, hiện có khoảng hơn 500 cựu sĩ quan và 15 ngàn hạ sĩ quan
cùng binh sĩ TPB VNCH đang sinh sống ở VN. 40 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh
VN kết thúc, có thể là một cái chớp mắt đối với nhiều người nhưng riêng với
những cựu quân nhân TPB VNCH thì đây là thời gian quá dài trong tuyệt vọng khi
họ phải sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình trong thân phận của một phế
nhân.
Những tháng ngày sau 30/4/1975, dù không bị đi tù cải tạo nhưng họ vẫn bị
phân biệt đối xử, ngược đãi vì Chính phủ Hà Nội xếp họ vào thành phần “ngụy
quân, ngụy quyền” và “có nợ máu với nhân dân”.
Vào cuối thập niên 1980, VN tiến hành đổi mới, đời sống dân chúng có phần
thay đổi mà nôm na gọi là “được dễ thở hơn”. Tuy nhiên thành phần cựu quân nhân
TPB VNCH không có gì khá hơn so với trước. Họ vẫn không nhận được sự trợ giúp
nào từ phía cơ quan chức năng và xã hội. Là người tật nguyền với thân thể không
lành lặn, họ lê lết khắp mọi nơi tìm kế sinh nhai. Nhiều người trong số họ chọn
cách đi hát dạo và bán vé số để tồn tại qua ngày. Cuộc đời như thế cứ trôi, các
cựu quân nhân TPB VNCH nay đầu đã bạc, sức đã mòn, sống trong bệnh tật và nghèo
khổ.
Tin
vui nhưng buồn
Mới đây nhất, thông tin về các Dân biểu Mỹ kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cứu
xét cho các cựu sĩ quan TPB VNCH vào hôm 17/12 được các cựu quân nhân TPB VNCH
đón nhận như tia sáng le lói ở cuối đường hầm. Một cựu Trung úy bị liệt 2 chân,
thuộc Sư đoàn 9/Bộ Binh, hiện đang sống cảnh một thân một mình, cư ngụ ở vùng
Đông Nam Bộ, không muốn nêu tên chia sẻ:
“Không phải riêng tôi đâu mà bất cứ
một người nào nghe tin ấy thì có thể họ cũng đều vui nhưng có điều là niềm vui ấy
không trọn vẹn vì đã hơi trễ đối với lứa tuổi của chúng tôi. Phải chi sớm hơn
cách nay 10 năm trước! Bây giờ chúng tôi cũng già hết rồi, cũng đang bấp bênh
giữa 2 bờ sinh tử. Nghe thì cảm thấy vui vui nhưng giá mà sớm hơn được thì tốt
hơn”.
Hầu hết các cựu sĩ quan TPB VNCH đài ACTD tiếp xúc đều bày tỏ sự vui mừng
khi nghe được thông tin này. Tuy vậy, tất cả họ có cùng ước nguyện nếu còn sống
và không đi được thì vẫn mong chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ một cách thiết thực hơn
cho cuộc sống hiện tại được vơi đi phần nào nỗi cơ cực. Cựu Chuẩn úy Nguyễn Văn
Đức, bị cụt chân trái, ở Tiền Giang, tâm tình:
“Bây giờ nếu ai đi được thì đi. Còn
đi không được thì cũng có nguyện vọng được số vốn để sống ở VN với gia đình
được thoải mái hơn một chút”.
Gia đình của cựu quân nhân TPB Nguyễn Văn Đức bao năm qua sống lây lất nhờ
vào một công vườn ổi và tiền công làm thuê, làm mướn của người vợ tảo tần. Đứa
con gái út, Nguyễn Thị Trúc An, đang học lớp 11, kể trong nước mắt với đài RFA
về hoàn cảnh gia đình:
“Mẹ đi làm mướn ở Sài Gòn. Cha ở nhà
đi làm vườn rồi cha bị té. Em về thấy cha ngồi ở trong nhà mà cha mệt lắm. Mẹ
thì không về nhà được. Em mong cha được khỏe mạnh với nhà em bớt khổ. Gia đình
em khó khăn quá. Nhiều lúc cha bệnh mà không có tiền cho cha đi khám bệnh”.
Trong thâm tâm mỗi người Việt chúng ta ít nhiều mong muốn năm mới đến được
hạnh phúc, thành đạt và thịnh vượng. Tuy nhiên, ước mong trong năm mới được
“nằm ngủ rồi chết luôn” của rất nhiều TPB VNCH dường như không phải là điều dễ
dàng để thành hiện thực
Mặc dù sống trong thời đại thông tin kỹ thuật số nhưng với Trúc An, Mỹ là
một đất nước xa xôi bên kia Thái Bình Dương và em không hình dung nổi nếu gia
đình được qua định cư ở một nơi xa lạ thì cuộc sống có bớt khổ hơn không. Tuy
nhiên, trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng nếu gia đình được di dân đến Hoa Kỳ thì
có muốn đi hay không, Trúc An khẳng định là “đi” chỉ vì:
“Đi qua bển ở với ba, để ba ở một
mình không ai lo”.
Ước
mơ và ước vọng
Đó cũng là câu trả lời của số đông những người con của các cựu sĩ quan TPB
VNCH mà Hòa Ái ghi nhận được. Đối với họ, được di dân qua Mỹ không phải là một
cuộc đổi đời vì hầu như họ không có nhiều kiến thức về xã hội ở xứ sở được cho
là một trong những quốc gia văn minh nhất thế giới. Nguyện vọng của họ được đi
chỉ vì tình cảm gia đình keo sơn gắn bó. Và đa số họ ước mong trở thành y tá
không phải vì biết được đây là nghề thịnh hành ở Mỹ mà chỉ đơn thuần là săn sóc
cho cha mẹ lúc tuổi già sức yếu vì e ngại không đủ tiền chữa bệnh như ở VN.
Trong khi trao đổi với gia đình các cựu quân nhân TPB VNCH qua điện thoại,
ký ức tuổi thơ của Hòa Ái ùa về hình ảnh những người tàn phế ăn xin ở vùng đồng
bằng Sông Cửu Long. Tâm tưởng của Hòa Ái không bao giờ phai nhòa về một người
TPB VNCH vô danh trên chuyến phà qua sông Tiền trong một buổi chiều mưa tầm tã.
Người TPB này bị cụt 2 chân và mù 1 con mắt với cái mủm dùa treo tòn ten nơi
cần cổ, bò trườn một cách khó nhọc xin từng đồng bạc lẻ của những hành khách
hảo tâm. Vì nhớ đến người TPB VNCH vô danh này, Hòa Ái liên lạc với Trung sĩ
nhất Phan Văn Thất, 82 tuổi, ở Long An. Dù nhớ rõ tên tuổi của mình nhưng ông
là 1 TPB VNCH vô danh đúng nghĩa. Ông không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào của
chế độ cũ lẫn chế độ mới. Hiện ông bán vé số ở vùng ngã 3 Thủ Thừa, Cầu sắt Lộ
tẻ để sống qua ngày nhưng thật là khốn khó ở tuổi đời gần đất xa trời.
“Nhiều khi mình đưa cho khách mua, họ
cầm trên tay rồi vọt chạy luôn, lấy hết cọc vé số vậy đó”.
Năm 2016 sắp đến với nhiều niềm hân hoan, ước vọng. Và nguyện ước cuối đời
của ông Trung sĩ nhất 82 tuổi là:
“Hy vọng, ước nửa đêm nằm ngủ chết
luôn. Vậy thôi!”
Trong thâm tâm mỗi người Việt chúng ta ít nhiều mong muốn năm mới đến được
hạnh phúc, thành đạt và thịnh vượng. Tuy nhiên, ước mong trong năm mới được
“nằm ngủ rồi chết luôn” của rất nhiều TPB VNCH dường như không phải là điều dễ
dàng để thành hiện thực.