Hoa Kỳ mong muốn các quốc gia gia tăng tuần tra biển
Đông
HOA KỲ - Tuần tra ở biển Đông là một
trong những phương thức hạ giảm mức độ căng thăng trong khu vực Đông Nam Á và
đó là lý do Hoa Kỳ mong muốn có thêm nhiều cuộc tuần tra tại đó.
USS Curtis
Wilbur - khu trục hạm vừa thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa.
(Hình: Wikipedia)
Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ, vừa tuyên bố như thế với báo giới, tại một cuộc họp báo ở
Hawaii.
Những nhà báo của nhiều quốc gia thành viên ASEAN
tham dự cuộc họp báo này là những người đến Hoa Kỳ để theo dõi và đưa tin về Hội
Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN, sắp diễn ra ở California vào đầu tuấn tới.
Theo Đô Đốc Harris thì tự do lưu thông là vấn đề đặc
biệt quan trọng đối với cộng đồng quốc tế và những cuộc tuần tra mà Hoa Kỳ đơn
phương hay phối hợp thực hiện tại các nơi, kể cả Châu Á hay biển Đông chỉ nhằm
hạ giảm mức độ căng thẳng, cải thiện sự ổn định, duy trì tự do lưu thông.
Tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng
định, Hoa Kỳ ủng hộ quyền tổ chức-thực hiện tuần tra tại biển Đông của của tất
cả các quốc gia vì xét rộng ra thì biển Đông không thuộc về bất kỳ quốc gia
nào.
Đô Đốc Harris hoan nghênh triển vọng Nhật sẽ tổ chức-thực
hiện các cuộc tuần tra ở biển Đông và nhấn mạnh, ông hoan nghênh khả năng cả Ấn
lẫn hải quân của các quốc gia khác tổ chức-thực hiện các cuộc tuần tra tại biển
Đông.
Tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ từ chối
đề cập đến khả năng Hoa Kỳ và Ấn phối hợp tuần tra chung tại biển Đông. Tư lệnh
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không đề cập đến khả năng Hoa Kỳ và Phi
Luật Tân sẽ phối hợp tuần tra chung tại biển Đông như đề nghị của Phi nhưng một nguồn tin từ giới ngoại giao Hoa Kỳ
tiết lộ, khả năng này trở thành hiện thực là rất cao và rất sớm.
Đô Đốc Harris nói thêm với báo giới rằng, Hoa Kỳ biết
rất rõ về các hoạt động của Trung cộng tại biển Đông. Ông khẳng định, các hoạt
động này có tính khiêu khích và vì thế đã khiến mức độ căng thẳng trong khu vực
leo thang.
Tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đề nghị
các quốc gia là thành viên ASEAN cần phải hành động mạnh mẽ hơn. Ông dẫn chứng,
chính các nỗ lực của Phi Luật Tân và Viet Nam đã khiến Trung cộng phải thực hiện
trách nhiệm giải trình.
Dường như sự giận dữ và những hăm dọa của Trung cộng
về việc sẽ đáp trả thích đáng những hành vì xâm hai chủ quyền của Trung cộng ở
biển Đông không làm Hoa Kỳ bận tâm.
Tuy luật pháp quốc tế chỉ thừa nhận vùng biển trong
phạm vi 12 hải lý quanh cáo đảo thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu đảo đó nếu
đó là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo, song cuối tháng 10 năm ngoái, khi
Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Lassen tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải
lý quanh Subi - một bãi đá ở quần đảo Trường Sa do Trung cộng bồi đắp thành đảo
nhân tạo, Trung cộng vẫn chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt vì xâm phạm chủ quyền của
Hoa lục.
Đến cuối tháng trước, Hoa Kỳ điều động USS Curtis
Wilbur - một khu trục hạm của Hoa Kỳ tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý
quanh Tri Tôn, một đảo tự nhiên ở quần đảo Hoàng Sa. Cuộc tuần tra của USS
Curtis Wilbur đã phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung cộng ở quần đảo Hoàng
Sa mà nước này đã chiếm đóng hoàn toàn từ tháng 1 năm 1974.